Trang chủ /

Danh mục: Tin tức

Tật sứt môi là gì? Nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ

Sứt môi là một trong những dị tật có tỷ lệ xuất hiện cao ở thai nhi. Vậy sứt môi là gì và nguyên nhân nào dẫn đến trẻ bị dị tật này. Hãy cùng Premium Therapy tìm hiểu chi tiết về dị tật sứt môi ngay trong bài viết này.

Tật sứt môi là gì?

Tật sứt môi thường đi kèm với hở hàm ếch. Sứt môi là biểu hiện môi trên của bé phát triển không đều. Khiếm khuyết một phần môi trên tạo ra khe hở ở một hay hai bên đường giữa của môi trên. Hở hàm ếch là trường hợp khiếm khuyết trong phát triển vòm miệng tạo ra khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi.

Tật sứt môi là gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng sứt mô hở hàm ếch

Sau đây là những nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ trẻ em bị tật sứt môi và hở hàm ếch:

Hút thuốc lá khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai có thói quen hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ sinh con bị sứt môi và hở hàm ếch. Không chỉ trực tiếp hút thuốc, phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá. Từ những người xung quanh cũng có nguy cơ sinh con sứt môi và hở hàm ếch.

Uống rượu bia thường xuyên khi mang thai

Khi mang thai mà sử dụng nhiều đồ uống có cồn cũng tăng nguy cơ sinh con bị sứt môi và hở hàm ếch. Đây chính là nghiên cứu chỉ ra được thực sự có liên quan giữa thói quen uống rượu bia khi mang thai với truờng hợp trẻ sơ sinh bị sứt môi hở hàm ếch.

Sử dụng thuốc tùy tiện trong quá trình mang thai

Một số loại thuốc dùng trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ đẻ con bị sứt môi và hở hàm ếch. Những loại thuốc này bao gồm: methotrexate (thuốc chữa bệnh vẩy nến. Viêm khớp và ung thư), isotretinone (thuốc trị mụn trứng cá) và thuốc chống động kinh. Vì vậy, trong quá trình mang thai, nếu muốn sử dụng loại thuốc nào bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Phụ nữ mang thai trong tình trạng thừa cân – béo phì

Nếu có dự định mang thai nhưng bị thừa cân béo phì thì bạn nên giảm cân trước. Vì khi bị béo phì thừa cân thì nguy cơ sinh con bị sứt môi hở hàm ếch rất cao.

Phụ nữ mang thai trong tình trạng thiếu chất dinh dưỡng

Phụ nữ mang thai trong tình trạng thiếu chất dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng sẽ làm quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi bị gián đoạn. Ví dụ, phụ nữ khi mang thai thiếu vitamin A và folat,… Có nguy cơ sinh con bị sứt môi và hở hàm ếch nhiều hơn. Vì vậy, trong khi mang thai bạn nên đảm bảo dinh dưỡng để ngăn ngừa trẻ bị sứt môi.

Gia đình có người bị sứt môi, hở hàm ếch

Nếu cha hoặc mẹ sinh ra với tình trạng bị sứt môi hở hàm ếch. Thì đứa con cũng có thể gặp phải tình trạng này. Nhưng không có nghĩa là cha hoặc mẹ bị sứt môi thì con sẽ bị trường hợp như vậy.

Trẻ mắc hội chứng Pierre Robin

Pierre Robin làm cho những đứa trẻ sinh ra có hàm nhỏ và lưỡi nhô ra. Những bé bị hội chứng này thường sinh ra đều bị hở vòm miệng. Dù vậy, đây là trường hợp hiếm gặp.

Những trẻ khi sinh ra bị sứt môi có thể được phẫu thuật nếu được 2 – 3 tháng tuổi. Đối với những trẻ sinh ra có khe hở vòm miệng thì nên phẫu thuật khi được 6 đến 12 tháng tuổi. Phẫu thuật khe hở môi có thể cần thực hiện nhiều lần.

Dị tật sứt môi hở hàm ếch có nguy hiểm không? Thời điểm nào điều trị là tốt nhất?

Sứt môi hở hàm ếc ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây ra nhiều hệ lụy khác. Chính những khe hở vòm miệng sẽ làm môi bị biến dạng, mũi, lệch khớp cắn khiến do hoạt động ăn uống và nói chuyện của trẻ bị cản trở. Sứt môi hở hàm ếch có thể dẫn đến trẻ bị nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tai và suy dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến sự phát triển toàn diện của trẻ không được đảm bảo.

Dị tật em bé bị sứt môi và hở hàm ếch có tác động tiêu cực đến trẻ. Nhưng vẫn có thể điều trị bằng cách phẫu thuật.

Dị tật sứt môi hở hàm ếch có nguy hiểm không? Thời điểm nào điều trị là tốt nhất?

Thời gian thích hợp nhất để chỉnh sửa môi là khi bé được 3 đến 6 tháng tuổi. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật tạo hình dạng và chức năng môi bình thường cho bé bằng cách phẫu thuật rạch khe hở. Tạo ra các vạt mô và vạt sẽ được khâu lại gồm cả cơ môi. Từng đường kim khâu sẽ được tiến hành khéo léo. Để vừa đảm bảo chức năng tốt vừa mang tính thẩm mỹ cao cho bé.

Thời gian thích hợp nhất để phẫu thuật vòm miệng là khi bé trong độ tuổi từ 10 đến 12 tháng tuổi. Ngoài ra, khi trẻ lớn hơn một chút sẽ được thực hiện những phẫu thuật cần thiết khi ghép xương ổ răng, phẫu thuật thẩm mỹ mũi,… Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ sẽ kết hợp đánh giá chế độ sinh hoạt như khả năng nói, thính lực,… của trẻ.

Làm gì để giảm nguy cơ sứt môi hở hàm ếch

Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng. Nên chú ý ăn nhiều rau và trái cây, hạn chế thành phần đường, muối và các loại thực phần đóng hộp. Nếu mẹ bầu thiếu vitamin B, axit folic thì thai nhi càng dễ bị dị dạng bẩm sinh. Nhưng nếu dư vitamin A thì dễ gặp tình trạng em bé sứt môi. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung những thực phẩm có chứa kẽm, sắt và canxi.

Không tắm lâu trong nước nóng

Nếu phụ nữ mang thai ngâm trong nước nóng quá nóng quá 15 phút sẽ gây hại đến thần kinh của thai nhi. Còn khi tắm hơn 40 – 60 phút thì tỷ lệ thai nhi bị dị tật sẽ rất cao.

Tạo thói quen thư giãn, không căng thẳng

Tạo thói quen thư giãn, không căng thẳng

Trong quá trình mang thai hay cả trước khi mang thai. Bạn nên học cách giải tỏa áp lực, làm những việc yêu thích như đọc sách, nghe nhạc,… Sức khỏe tinh thần rất quan trọng, là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Cai thuốc lá, rượu bia và phòng ngừa bệnh tật

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo 3 tháng trước khi mang thai. Phụ nữ nên cai thuốc lá, đồ uống có cồn để giảm bớt chất độc hại. Trong suốt quá trình thai kỳ, mẹ bầu cũng nên cẩn thận trong mọi sinh hoạt. Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi, kết hợp với vận động. Nếu thật sự điều trị bệnh thì bạn cần tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc uống.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Hai vợ chồng nên kiểm tra sức khỏe trước khi có kế hoạch sinh em bé để có thể chẩn đoán bệnh. Kịp thời điều trị để loại bỏ những tác nhân gây ra dị tật đámg tiếc ở thai nhi. Trong quá trình mang thai, mẹ cũng nên thực hiện đầy đủ các loại kiểm tra. Xét nghiệm sản khoa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Kết luận

Đây là những thông tin chi tiết về dị tật sứt môi mà chúng tôi đã tổng hợp và gửi đến bạn. Mong rằng qua bài viết này bạn có thể tự bảo vệ được bản thân và thai nhi của mình trong quá trình mang thai. Để không xảy ra trường hợp bị dị tật sứt môi. Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến sứt môi hãy liên hệ ngay với Premium Therapy để được tư vấn tận tình.

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương:

Bệnh Ebstein là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Hiện nay, căn bệnh Ebstein không còn quá xa lạ đối với chúng ta, là căn bệnh làm thay đổi cấu trúc, hình dạng của tim, thậm chí có thể gây tổn thương đến tim vĩnh viễn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.Hãy cùng Premium Therapy tìm hiểu ngay về căn bệnh Ebstein trong bài viết sau đây.

Bệnh Ebstein là gì?

Bệnh Ebstein là một căn bệnh dị tật bẩm sinh khi các lá van ba lá dị dạng và di lệch, một phần dính vào vành ba lá và một phần dính vào nội tâm thất phải. Khi mắc căn bệnh này, cơ thể người bệnh sẽ có hiện tượng phình tim phải và hở van ba lá. Biểu hiện lâm sàng của bệnh Ebstein thường không giống nhau, từ bào thai bị bệnh nặng đến người lớn không có triệu chứng. Tùy thuộc vào mức độ bất thường giải phẫu.

Bệnh Ebstein là gì?

Một số dị tật phổ biến thường thấy của bệnh Ebstein bao gồm có một hoặc nhiều đường dẫn truyền phụ, thông liên thất, thông liên nhĩ/lỗ thông liên nhĩ, tắc nghẽn đường ra phổi, còn ống động mạch, van động mạch chủ hai lá, sa van hai lá và không thông động thất trái.

Biểu hiện của bệnh Ebstein

Khi mắc bệnh Ebstein, biểu hiện lâm sàng sẽ thay đổi theo mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Nếu dị tật nặng sẽ liên quan đến tím tái ở trẻ sơ sinh và suy tim. Đối với trường hợp nhẹ có thể được phát hiện như một tiếng thổi tình cờ ở trẻ em hoặc người lớn. Những bệnh nhân này có thể không có triệu chứng trong nhiều năm. Biểu hiện rối loạn nhịp nhĩ, thường liên quan đến một. hoặc nhiều đường phụ thường gặp ở trường hợp thanh thiếu niên và người lớn.

Khuynh hướng di truyền đối với dị thường của bệnh Ebstein được cho là không đồng nhất. Nguy cơ mắc căn bệnh Ebstein ở trẻ sơ sinh có thể là do các bà mẹ dùng lithium trong thời kỳ đầu mang thai đã được công bố. Nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng. Nguy cơ mắc căn bệnh dị tật Ebstein được ước tính là 1/20.000 trẻ em sinh sống. Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là như nhau.

Triệu chứng của bệnh Ebstein là gì?

Ở những bệnh nhân mắc bệnh tim Ebstein chưa được can thiệp. Tính nghiêm trọng của triệu chứng bệnh còn phụ thuộc vào mức độ biến đổi của van 3 lá. Kích thước của tim phải, áp lực nhĩ phải, sự có hoặc không luồng thông phải – trái, loạn nhịp. Ngoài ra, triệu chứng của bệnh Ebstein còn phụ thuộc vào mức độ bất thường giải phẫu và huyết động. Nếu bệnh Ebstein nặng, thai nhi có thể chết lúc còn ở trong tử cung hoặc có biểu hiện sớm. Sau đây là một số triệu chứng của bệnh Ebstein:

Triệu chứng thiếu oxy máu

Khi mắc bệnh Ebstein trẻ có những biểu hiện của tình trạng thiếu oxy máu. Như thở co rút, thở nhanh, da lạnh, tím tái môi và đầu chi, tim đập nhanh, đánh trống ngực. Đối với những trẻ nhỏ, tình trạng này sẽ tăng lên khi trẻ khóc, bú.

Khi lượng oxy không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, trẻ kén ăn, chậm lớn, phát triển tâm – vận kém.

Vì ượng máu đỏ tươi không đủ để cung cấp cho mô. Nên khi cơ thể hoạt động quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxy đi nuôi cơ thể dẫn đến khó thở khi gắng sức.

Rối loạn ý thức

Đôi khi bệnh nhân sẽ bị các cơn thiếu máu não thoáng qua. Hoặc có thể nặng hơn là bị đột quỵ hoặc áp xe não do thuyên tắc dẫn đến rối loạn ý thức. Nếu gặp những tình trạng này, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để cứu chữa kịp thời. Bởi khi gặp các biến chứng dẫn đến rối loạn ý thức có thể tử vong bất cứ khi nào.

Căn bệnh Ebstein vẫn có biểu hiện ở giai đoạn trưởng thành. Nhưng sẽ không quá nặng ảnh hưởng quá lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Đó là thể có biến đổi cấu trúc giải phẫu nhẹ. Đối với những người mắc bệnh Ebstein thể nhẹ sẽ có tuổi thọ lên đến tuổi 90. Những trường hợp trẻ sơ sinh đã được chẩn đoán bệnh Ebstein có tiên lượng xấu. Thường có tỷ lệ khoảng 20 – 40% tử vong trong vòng 1 tháng đầu. Khoảng 50% sẽ sống tới 5 tuổi.

Biện pháp phòng ngừa bệnh tim 3 lá (Bệnh Ebstein)

Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh Ebstein mà bạn cần biết:

Biện pháp phòng ngừa bệnh tim 3 lá (Bệnh Ebstein)

Hoạt động hàng ngày: Nếu như bệnh Ebstein ở mức nhẹ với kích thước tim gần như bình thường và không bị rối loạn nhịp tim. Bạn có thể tham gia vào hầu hết các hoạt động thể chất như những người khỏe mạnh. Tùy vào những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mà bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh các hoạt động hay môn thể thao cần nhiều sức như bóng đá hay bóng rổ.

Trong thời gian mang thai: Một số trường hợp phụ nữ bị bệnh Ebstein nhẹ vẫn có thể sinh con an toàn. Nếu bạn bị bệnh tim Ebstein mà có kế hoạch mang thai hãy nói trước với bác sĩ trước khi bắt đầu. Bác sĩ sẽ cho bạn biết mang thai an toàn hay không. Đưa ra những phương pháp điều trị để hỗ trợ mang thai và sinh nở.

Một số biến chứng khác có thể xảy ra do bệnh Ebstein gồm suy tim. Các vấn đề về nhịp tim và ít gặp hơn nhưng nguy hiểm là đột tử tim mạch hoặc đột quỵ.

>>>> Xem thêm : Tìm hiểu bệnh ung thư có lây không ?

Điều trị bệnh Ebstein

Các phương pháp điều trị bệnh Ebstein chủ yếu làm giảm những triệu chứng và tránh các biến chứng trong tương lai. V dụ như suy tim và rối loạn nhịp tim. Sau đây là những phương pháp điều trị mà bạn có thể tham khảo:

Khám sức khỏe định kỳ:

Nếu không có dấu hiệu, triệu chứng hoặc nhịp tim bất thường. Bác sĩ chỉ đề nghị bạn theo dõi cẩn thận tình trạng tim bằng việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Việc đi khám định kỳ bao gồm kiểm tra thể chất và xét nghiệm. Xét nghiệm sẽ bao gồm kiểm tra xét nghiệm gắng sức, điện tâm đồ, siêu âm tim và holter huyết áp

Điều trị bằng thuốc

Thuốc có thể giúp bạn kiểm soát được nhịp tim và duy trì nhịp tim bình thường nếu bạn bị rối loạn nhịp tim

Điều trị bằng thuốc

Dựa vào các triệu chứng của người bệnh mà bác sĩ kê toa thuốc, ví dụ như thuốc lợi tiểu và các loại thuốc khác. Bạn có thể dùng thuốc để ngăn ngừa cục máu đông nếu bạn có vấn đề về nhịp tim hoặc thông liên nhĩ.

Đối với một số bệnh nhi mắc bệnh Ebstein có thể được kê thuốc. Để mở rộng kết nối giữa hai mạch máu chính dẫn từ tim là động mạch chủ và động mạch phổi, giúp tăng lưu lượng máu đến phổi. Hoặc bệnh nhân cũng có thể được kê đơn sử dụng thuốc hít gọi là oxit nitric. Để giúp cải thiện lưu lượng máu đến phổi.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Nếu bệnh Ebstein ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, mặc dù có triệu chứng nhẹ nhưng tim của bệnh nhân có biểu hiện phì đại và chức năng tổng thể của tim bắt đầu giảm.

Kết luận

Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản và quan trọng nhất liên quan đến bệnh Ebstein. Hi vọng qua đó có thể giúp bạn phòng và điều trị bệnh kịp thời. Nếu còn thắc mắc hay muốn biết chi tiết về cách điều trị bệnh. Hãy liên hệ ngay với Premium Therapy để được đội ngũ bác sĩ tư vấn một cách tận tình và chi tiết.

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương:

Tổng hợp các bệnh về mắt phổ biến thường gặp hiện nay

Mắt là một bộ phận rất quan trọng đối với con người, thật may mắn nếu chúng ta sở hữu một đôi mắt khỏe mạnh. Nhưng đôi khi, chúng ta lại mắc phải một số bệnh liên quan đến mắt. Hãy cùng Premiumtherapy tìm hiểu ngay các bệnh về mắt phổ biến nhất hiện nay trong bài viết này.

Tổng hợp các bệnh về mắt thường gặp

Dị ứng mắt

Dị ứng là căn bệnh về mắt rất phổ biến hiện nay. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến mắt bị dị ứng, có thể do ánh sáng trực tiếp từ mặt trời (đối với mắt nhạy cảm), chất độc, không khí, bụi bẩn, nước hoa hoặc một số loại thực phẩm,… Khi mắt bị dị ứng sẽ đỏ, ngứa và khó chịu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về mắt ở trẻ em đáng lo ngại.

Tật khúc xạ

Tật khúc xạ là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay, một trong những vấn đề về mắt mà tật khúc xạ gây ra là triệu chứng cận thị, loạn thị và lão thị. Nguyên nhân dẫn đến mắt bị khúc xạ là do mắt không có khả năng hội tụ một cách chính xác những tia sáng từ vật vào mắt đúng trên võng mạc.

Tổng hợp các bệnh về mắt thường gặp: Tật khúc xạ,...

Tật khúc xạ xảy ra là do độ dài của nhãn cầu, thay đổi hình dạng của giác mạc hoặc do lão hóa tự nhiên của mắt. Những người bị mắc bệnh khúc xạ thường phải đeo kính để điều chỉnh thị lực giúp mắt nhìn rõ các vật hơn.

Bị thoái hóa điểm vàng

Bệnh thoái hóa điểm vàng là một trong các bệnh về mắt thường gặp ở nam và nữ ở nhóm tuổi trên 50. Thoái hóa điểm vàng là hiện tượng võng mạc bị tổn thương dẫn đến mất thị lực một phần, nếu bị nặng có thể gây mù lòa.

Căn bệnh này không có triệu chứng vì vậy rất khó để phát hiện bệnh. Khi phát hiện ra bệnh thì thường đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Để tránh nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng, bạn nên thường xuyên đi khám tại các bệnh viện mắt.

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể còn được gọi là bệnh cườm đá, cườm khô. Đây là hiện tượng thủy tinh thể trong mắt bị mờ đục, gây ảnh hưởng đến thị giác. Bệnh thường hình thành ở hai mắt nhưng không bao giờ xảy ra cùng một lúc ở hai mắt. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể là do lão hóa. Các bệnh về mắt tái đi tái lại, chấn thương mắt, tiếp xúc với tia tử ngoại, di truyền,…Bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp mổ đục thủy tinh thể.

Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc)

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ thường được gọi là mắt đỏ và là một trong các bệnh lý về mắt có tính lây lan cao, thường lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay dùng chung đồ vật,… Và rất dễ bùng phát, lây lan cho nhiều người nếu không có biện pháp hạn chế lây lan.

Bệnh xảy ra trên lớp trên cùng của mắt và gây hiện tượng đỏ, ngứa, chảy nước mắt, mắt nhiều gỉ, có thể giảm thị lực. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn xâm nhập do tay bẩn hoặc do bị dị ứng, nhiễm trùng,…. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng gây ngứa mắt và khó chịu cho người bị bệnh. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau 2 tuần nếu biết cách vệ sinh hợp lý.

Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp khiến dây thần kinh thị giác bị hỏng vì thế ảnh hưởng đến khả năng thị lực của mắt. Bệnh này rất nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mù vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây ra bệnh tăng nhãn áp là sự gia tăng áp lực của chất lỏng có trong mắt. Bệnh có thể xảy ra đột ngột mà hiếm khi có triệu chứng báo trước. Vì vậy, bạn nên thường xuyên đi khám mắt định kỳ để tránh mắc bệnh tăng nhãn áp.

Viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào là bệnh gây viêm bên trong mắt làm mắt của bạn trở nên sưng đỏ. Bệnh có thể lây lan và gây tổn thương mắt rất nhanh. Một số triệu chứng thường gặp của căn bệnh này là mắt hơi đỏ, giống như bị đau mắt đỏ, nhìn ra nắng sẽ bị chói, đau hoặc viêm sâu bên trong. Những triệu chứng này có thể lặp đi lặp lại, không rõ ràng. Vì vậy nếu thấy dấu hiệu các bệnh về mắt bất thường thì bạn nên đi khám tại các bệnh viện mắt gần nhất.

Viêm màng bồ đào

>>>>Xem thêm: Hiện tượng đau đầu hàng ngày do nguyên nhân nào?

Giác mạc hình nón

Giác mạc hình nón là căn bệnh rối loạn thoái hóa không viêm. Bệnh sẽ làm thay đổi cấu trúc trong của giác mạc khiến mạc mỏng đi, làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của bệnh nhân. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh giác mạc hình nón là do một số hoạt động của enzim.

Khi mắc bệnh giác mạc hình nón thì mắt của người bệnh sẽ có hình dạng vật lý và cấu trúc giác mạc biến dạng gần như hình nón thay vì hình cầu ban đầu. Nếu mắc bệnh này thì chỉ có phương pháp duy nhất để chữa trị là ghép giác mạc.

Lẹo mắt, chắp

Lẹo mắt là một trong các bệnh về mắt phổ biến ở Việt Nam. Lẹo mắt xuất hiện do một loại tụ cầu khuẩn tấn công vào tuyến chân lông li. Triệu chứng của lẹo mắt rất dễ nhận thấy chính là mắt bị sưng nhẹ, ngứa và hơi đỏ. Sau khoảng 3 – 4 ngày chỗ đâu nổi lên một khối to bằng hạt gạo. Bệnh thường xuất hiện ở hai bờ mi, nếu không chữa trị kịp thời, mụn lẹo sẽ mưng mủ và vỡ ra.

Nguyên nhân gây ra lẹo mắt có thể là do viêm mi mắt, dùng mỹ phẩm,… Bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 2 –  3 tuần nếu bạn biết vệ sinh và giữ gìn mắt đúng cách. Nếu lẹo mắt sưng đau, chảy máu, mưng mủ,… Bạn nên tới phòng khám mắt để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Có 3 dạng lẹo mắt thường gặp:

  • Lẹo mắt bên ngoài: Mọc ở mí mắt trên, sưng đỏ cỡ hạt gạo.
  • Lẹo mắt bên trong: Mọc ở mặt trong của mí mắt, bạn phải lật mí mắt trong ra mới có thể nhìn thấy, một số trường hợp lẹo bên trong thường sưng mủ.
  • Đa lẹo: Lẹo cả ngoài và trong mí, thậm chí còn xuất hiện ở cả hai mắt.

Viêm loét giác mạc

Viêm loét giác mạc là căn bệnh phổ biến và nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là thiếu vitamin A trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó, thời tiết nóng ẩm cũng là nguyên nhân gây loét giác mạc.

Giác mạc là lớp mô trong suốt ngoài cùng, là nơi ghép ánh sáng đi qua mắt. Do ở lớp ngoài cùng nên phải tiếp xúc với vi khuẩn và bụi bẩn. Khi mắt bị viêm loét giác mạc là do nước mắt không thể làm sạch được hết. Hầu hết các loại bệnh về mắt do vi khuẩn và bụi bẩn. Bệnh viêm loét giác mạc nếu không được điều trị kịp thời rất có thể sẽ gây ra mù vĩnh viễn.

Bí quyết chăm sóc mắt hiệu quả nhất

Bí quyết chăm sóc mắt hiệu quả nhất

Mắt là “cửa sổ tâm hồn” nhờ đó mà ta được ngắm nhìn thế giới này. Vì thế bạn cần phải biết chăm sóc đúng cách, nếu mắt yếu rất có thể sẽ gây ra các căn bệnh nguy hiểm về mắt. Vậy phòng tránh các bệnh về mắt bằng cách nào? Cùng tham khảo bí quyết chăm sóc mắt sau đây:

  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Bổ sung các thực phẩm giàu axit béo omega 3, lutein, kẽm và vitamin A, C và E.
  • Tránh đưa tay dụi mắt để không làm xước giác mạc. Khi bụi bay vào mắt thì nhỏ nước mắt để dị vật chảy ra.
  • Khi ra đường bên đeo kính râm để hạn chế sự tác động của tia UV ảnh hưởng đến mắt, hoặc đeo kính cận, viễn, loạn thị với số phù hợp.
  • Nếu bạn phải làm việc nhiều với máy tính. Nên đeo kính chống ánh sáng xanh để chống lại tác động từ ánh sáng điện tử tới mắt.
  • Khám mắt định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/lần, nhất là những ai có bệnh lý. Người trên 60 tuổi hoặc mắt có biểu hiện thất thường.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp các bệnh về mắt phổ biến nhất hiện nay. Hi vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn nhận biết và chữa trị kịp thời những căn bệnh về mắt. Bạn có thể liên hệ ngay với Premiumtherapy để được tư vấn và chữa trị kịp thời khi gặp phải những căn bệnh về mắt nhé!

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương:

Khô môi là bệnh gì? 8 dấu hiệu trên môi cho thấy tình trạng sức khỏe

Nhiều người thắc mắc khô môi là bệnh gì? Có gì đáng báo động đến tình trạng sức khỏe hay không? Hãy tìm hiểu ngay xem môi của bạn có đang bị khô thông qua những dấu hiệu mà chúng tôi sẽ đề cập trong bài viết này không nhé.

Khô môi là bệnh gì?

Khô môi không hẳn là bệnh mà là một triệu chứng thường gặp. Nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu nước, thời tiết hay do mỹ phẩm,… Tuy nhiên, nếu môi khô nứt nẻ quanh năm là bệnh gì? Nếu không được điều trị nó có thể dẫn đến các vấn đề khác như nứt nẻ, viêm nhiễm và gây đau đớn.

Khô môi là bệnh gì?

Nguyên nhân gây khô môi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi của bạn. Tuy nhiên câu hỏi môi khô khát nước là bệnh gì? Đó không là bệnh mà là do cơ thể bạn thiếu nước.

  • Do thiếu nước: Da môi không có tuyến nhờn vì vậy đây được cho là vùng da dễ bị khô hơn so với những vùng khác. Khô môi là triệu chứng bệnh gì. Đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể chưa được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
  • Do thời tiết: Khí hậu khô hanh gió lạnh và thời tiết lạnh có thể làm cho môi khô và nứt nẻ.
  • Do sử dụng mỹ phẩm không đúng cách: Sử dụng son môi, tẩy tế bào chết,… Không phù hợp với da môi của bạn cũng có thể làm cho môi bị khô và nứt nẻ.
  • Do môi trường: Làm việc và tiếp xúc trực tiếp trong môi trường ô nhiễm. Có chứa nhiều khói bụi và chất độc hại cũng là nguyên nhân dẫn đến môi khô.
  • Do thiếu vitamin: Cơ thể thiếu vitamin và các khoáng chất, đặc biệt là vitamin B, sắt và kẽm. Sẽ khiến da môi trở nên khô ráp hơn bình thường.
  • Thừa vitamin A: Thừa vitamin A dẫn đến gan có xu hướng tích tụ vitamin A. Từ đó, dẫn đến những triệu chứng như nứt môi, khô môi và bong tróc da.
  • Do thói quen liếm môi: Việc liếm môi quá thường xuyên sẽ không giúp môi bạn có độ ẩm mà càng làm cho tình trạng môi trở nên thô ráp và đây là thói quen xấu cần nên loại bỏ.

Top 8 dấu hiệu trên môi đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn

Khô môi không chỉ gặp ở người lớn mà trẻ em cũng có thể gặp. Hiện tượng trẻ em bị khô môi là bệnh gì? Mọi hiện tượng xuất hiện ở đối tượng nào thì cũng có nguyên nhân. Hãy xem qua một số dấu hiệu bên dưới này đây:

Có những vết nứt ở khóe miệng

Nước bọt đọng lại trên khóe miệng có thể làm môi bị khô và khiến da vùng này bị nứt. Lúc này, bạn sẽ có thói quen liếm môi để giảm cảm giác khô và làm ẩm môi. Những hành động này khiến môi trở nên lở khóe miệng nặng hơn.

Có những vết nứt ở khóe miệng

Ngoài ra, liếm môi quá thường xuyên sẽ làm tăng nhiệt độ và độ ẩm ở khóe miệng, từ đó tạo điều kiện cho các chứng nhiễm trùng phát triển. Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến khóe môi bị nứt, vì vậy nên từ bỏ thói quen liếm môi.

Môi của bạn bị khô và nứt

Bị khô môi là bệnh gì? Môi khô rát, môi khô nóng, môi bị khô căng có thể do nhiều nguyên nhân từ môi trường, sinh lý đến bệnh lý. Môi bị khô nứt có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu ẩm. Trường hợp này, bạn nên uống nhiều nước và dùng kem dưỡng ẩm cho môi để bù độ ẩm lại cho môi. Ngoài ra, môi bị khô và nứt có thể do các chứng dị ứng. Nếu môi bị khô và kèm theo một số triệu chứng khác như ngứa thì hãy đến bác sĩ để được kiểm tra.

Môi có dấu hiệu nổi sần (Nổi mụn)

Môi có dấu hiệu nổi sần là tình trạng rất thường gặp. Những vết sần này thường gây đau và khó chịu những sẽ không gây nguy hiểm và tự khỏi. Những vết sần này có thể là do phản ứng sau khi tiêm axit hyaluronic hoặc ăn một số thực phẩm gây dị ứng. Tuy nhiên, trường hợp môi bị nổi sần, có vết loét cũng có thể do bạn nhiễm một số virus như virus gây bệnh herpes. Nếu gặp trường hợp này bạn nên đi đến bác sĩ thăm khám sớm.

Môi có dấu hiệu bị vành đỏ quanh môi

Lí do phổ biến nhất khiến môi của bạn bị vành đỏ vây quanh là bị viêm da quanh miệng do liếm môi. Việc thường xuyên liếm môi sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên ở vùng quanh môi, khiến phần da này bị đỏ và ngứa. Bạn nên từ bỏ thói quen liếm môi và dùng son dưỡng môi để cải thiện tình trạng này.

Môi trên xuất hiện những nếp nhăn

Nguyên nhân khiến môi của bạn có những nếp nhăn có thể là do vấn đề thể chất hoặc bị stress. Những thói quen xấu như dùng ống hút thường xuyên. Ngoài ra, hút thuốc cũng là nguyên nhân khiến môi bạn có nhiều vết nhăn. Bạn có thể nghe nhạc, massage, ngủ đủ giấc, tập thể dục,… Và tìm cách bỏ thói quen dùng ống hút hay hút thuốc quá nhiều để cải thiện tình trạng da môi có nhiều nếp nhăn.

Màu môi bị nhợt nhạt

Môi của bạn bị mất đi màu hồng vốn có và chuyển sang màu nhợt nhạt. Có thể là do sự lưu thông oxy trong máu kém. Trường hợp này bạn có thể kiểm tra triệu chứng tương tự ở ngón tay và ngón chân. Môi bị nhợt nhạt cũng có thể là do chứng thiếu máu. Bạn cần nên thăm khám và điều trị sớm.

Ngoài ra, môi nhạt màu cũng có thể do đường huyết thấp hoặc thiếu vitamin. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân bằng lại chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Môi có những đốm đen lạ

Môi có những đốm đen lạ

Môi xuất hiện những đốm đen có thể do nhiều nguyên nhân nguy hiểm vì vậy bạn nên thăm khám sớm. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến môi có đốm đen là do chứng tăng sắc tố da. Chứng này còn gây ra những đốm đen trên cả má, mũi và trán. Đôi khi, đốm đen trên môi cũng là do bị cháy nắng hoặc do bạn đã bổ sung quá nhiều sắt trong ăn uống.

Môi bị sưng tấy

Môi bị sưng tấy là dấu hiệu cho thấy môi của bạn đang bị dị ứng, nhất là dị ứng với mỹ phẩm. Bạn nên quan sát những loại mỹ phẩm khiến cho môi bạn bị dị ứng để phòng tránh và không sử dụng nữa. Tuy nhiên, nếu môi bị sưng to trong một khoảng thời gian thì bạn nên đi đến bác sĩ để điều trị kịp thời.

Những phương pháp trị khô môi hiệu quả

Phương pháp trị khô môi tại nhà

Khi bạn đã biết khô môi là bệnh gì thì cần tìm ngay cách để hạn chế tình trạng này ngay. Sau đây là những phương pháp trị khô môi hiệu quả mà bạn cần biết:

Những phương pháp trị khô môi hiệu quả

  1. Uống đủ nước: Hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể để giúp giữ ẩm cho môi.
  2. Sử dụng dưỡng môi: Bạn nên chọn mua những loại son dưỡng môi chứa thành phần dưỡng ẩm như bơ hạt mỡ, dầu dừa, vitamin E,… để giữ ẩm cho môi.
  3. Sử dụng mặt nạ môi: Mặt nạ môi giúp cung cấp độ ẩm cho môi và làm môi trở nên mềm mại hơn.
  4. Tránh tiếp xúc với các chất kích thích: Không nên sử dụng son môi có chứa các hoạt chất gây kích ứng như menthol camphor alcohol và các chất tẩy rửa mạnh.
  5. Sử dụng son bảo vệ môi: Khi ra ngoài nắng bạn nên sử dụng son môi có chứa SPF để bảo vệ môi khỏi các tác hại của tia UV.
  6. Điều chỉnh chế độ ăn uống: Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng chứa các loại vitamin A, C, E và omega 3 để giúp giữ ẩm cho môi.
  7. Không liếm môi: Liếm môi sẽ làm môi của bạn bị khô và nứt.

Phương pháp điều trị khô môi do bệnh lý

Một số trường hợp môi bạn sẽ bị khô do bệnh lý. Bạn cần được điều trị để giải quyết tận gốc tình trạng khô môi. Đối với trường hợp khô môi do thuốc điều trị, bạn có thể nhận lời khuyên từ bác sĩ để khắc phụ do tác dụng phụ. Hoặc có thể chuyển sang một số loại thuốc khác để thay thế. Nếu khô môi do thiếu chất, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình.

Kết luận

Bài viết này đã giải đáp được thắc mắc khô môi là bệnh gì? Hi vọng qua những thông tin này bạn có thể chọn được phương pháp điều trị khô môi hiệu quả. Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến bệnh khô mô. Hãy liên hệ ngay với PREMIUM THERAPY để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương:
💒 Địa chỉ: Lầu 3, Master Building, 41 – 43 Trần Cao Vân, Quận 3, Tp.HCM
☎️ Tel: 028 3929 1119
📞 Hotline: 09 119 10 119
🌐 Website: www.premiumtherapy.vn
🌐Fanpage: Premium Therapy

Ngứa mắt là bệnh gì? Những nguyên nhân gây ngứa mắt

Người ta thường nhắc đến đôi mắt giống như cửa sổ tâm hồn. Giống như bao bộ phận khác cấu thành nên cơ thể con người thì đôi mắt có vai trò cực kỳ quan trọng. Giúp chúng ta có thể quan sát, nhìn nhận và duy trì cuộc sống theo đúng nghĩa. Quan tâm và bảo vệ sức khỏe đôi mắt được nhiều người chú trọng bởi mắt thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Dưới áp lực từ công việc, học tập và tác động của môi trường. Đôi khi một vài triệu chứng có thể xảy ra với mắt điển hình như bị ngứa mắt. Ngứa mắt là bệnh gì? Ngứa mắt là triệu chứng mà ai cũng có thể gặp phải. Bạn có thể bị ngứa mắt vì rất nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau. Cùng nghiên cứu và tìm hiểu ngay sau đây.

Ngứa mắt là bệnh gì?

Ngứa mắt là biểu hiện của bệnh gì? Thực tế ngứa mắt là một trong những triệu chứng khá nhiều người gặp phải từ trẻ em người lớn cho đến người cao tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa mắt như dị ứng, nhiễm trùng, viêm, dị vật…

Ngứa mắt khiến người bệnh cảm giác rất khó chịu và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.

Biểu hiện ban đầu dễ nhận thấy của bệnh ngứa mắt hầu hết là người bệnh cảm giác ngứa, viêm bờ mi vùng mắt, một số khác lại có các biểu hiện khác nhau.

Ngứa mắt là bệnh gì?

Bệnh ngứa mắt không quá khó để nhận biết bằng các phương pháp đơn giản như hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng và đôi khi bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu dịch tiết, dịch mủ để kiểm tra vi khuẩn…

Bị ngứa mắt là bệnh gì? Ngứa mắt không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các hậu quả nặng nề hơn. Một vài những biện pháp dân gian truyền miệng hay điều trị tại nhà có thể làm giảm triệu chứng của bệnh ngứa mắt. Tuy vậy thăm khám bác sỹ chuyên khoa vẫn là lời khuyên hữu ích cho người bệnh bị ngứa mắt.

Những nguyên nhân gây ngứa mắt và cách điều trị

Có khá nhiều nỗi lo liên quan đến vấn đề ngứa mắt là biểu hiện của bệnh gì? Bởi bệnh ngứa mắt xảy ra khá phổ biến ở nhiều người và ai cũng có thể mắc phải ít nhất một đến vài lần. Nắm rõ được nguyên nhân sẽ giúp bạn bình tĩnh xử lý để có được đôi mắt khỏe mạnh.

Ngứa mắt do dị ứng

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất hiện nay. Dưới tác động từ môi trường bên ngoài các tác nhân của khói, bụi, phấn hoa, lông động vật… Khiến bạn bị ngứa mắt, cảm giác cộm mắt rất khó chịu và chỉ muốn dụi mắt. Nhằm loại bỏ tác nhân bám dính bên trong mắt.

Thực chất của trường hợp này nhiều khi mắt bên trong có chứa dị vật gây ngứa, nhiều khi không. Trường hợp ngứa mắt do dị ứng không gây hại lúc này bạn cần chú ý không nên dụi mắt. Nhằm ngăn chặn hiện tượng xước giác mạc, trợt giác mạc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Những nguyên nhân gây ngứa mắt và cách điều trị

Giải pháp điều trị ngứa mắt do dị ứng

Một giải pháp điều trị trong trường hợp này được nhiều người áp dụng đó là dùng kính che chắn mắt thường xuyên để bảo vệ đôi mắt. Nếu xảy ra hiện tượng ngứa mắt do dị ứng bạn có thể dùng nước muối rửa mắt để nhỏ hàng ngày.

  • Thăm khám chuyên gia bác sĩ với chỉ định dùng Histamine nhằm chống lại dị ứng cũng .
  • Được khá nhiều người lựa chọn bởi mức độ đánh giá chính xác về bệnh và sự yên tâm trong điều trị.
  • Đặc biệt trong trường hợp ngứa mắt do dị ứng thì việc vệ sinh cá nhân,  nhà cửa… một cách sạch sẽ là điều thực sự cần thiết.

Bị khô mắt

Không loại trừ nguyên nhân mắt bị ngứa do khô mắt bởi nước mắt là hỗn hợp của nước, dầu cộng với chất nhầy… Bởi một số nguyên nhân như tuổi tác, do dùng kháng sinh lâu ngày, môi trường làm việc nhiều gió, độ ẩm thấp… Khiến cho mắt giảm tiết nước mắt dẫn đến tính trạng khô và ngứa mắt…

  • Với trẻ sơ sinh hoặc người hay bị tắc tuyến lệ thì cũng có thể gây ra hiện trạng ngứa mắt
  • Cách điều trị trong trường hợp mắt bị khô nên được tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Ngứa mắt do nhiễm trùng

Một vài tác nhân như vi khuẩn, nấm… có thể làm cho mắt bị ngứa,  nhiễm trùng… hay còn biết với tên gọi bệnh viêm kết mạc.

Biểu hiện của bệnh ngứa mắt do nhiễm trùng rất dễ nhận ra với cảm nhận của người bệnh là mắt bị ngứa, khô dữ dội và mắt chuyển màu hồng cảm giác về mắt rất khó chịu, cộm mắt…

Trường hợp ngứa mắt do nhiễm trùng hướng điều trị duy nhất là dùng kháng sinh, kháng viêm dưới sự chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Viêm mí mắt

Đôi mắt không khỏe, ngứa, đỏ cũng có thể do bệnh lý viêm mí mắt… Tình trạng này được đánh giá là do các tuyến dầu nhỏ ở gốc lông mi mắt bị tắc nghẽn…Biểu hiện của bệnh đó là mắt đỏ, ngứa mắt, sưng đau, chảy nước mắt. Lâu ngáy sẽ dẫn đến chứng mất ngủ

Bệnh viêm mí mắt không gây suy giảm thị lực nhưng cần được điều trị kịp thời bằng các biện pháp như vệ sinh mắt sạch sẽ… Dùng thuốc theo chỉ thị của bác sĩ. Viêm mí mắt cũng là hiện tượng xảy ra ở nhiều bệnh nhân, điều trị kịp thời ngăn chặn mãn tính. Và viêm kết mạc cộng với các biến chứng khác là việc làm cần thiết.

Ngứa mắt do sử dụng kính áp tròng

Ngứa mắt là dấu hiệu của bệnh gì? Các bệnh nhân bị ngứa mắt do sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài. Cộng với việc vệ sinh không đảm bảo dẫn đến tình trạng ngứa mắt và đỏ mắt.

Với người sử dụng kính áp tròng, việc vệ sinh, chăm sóc đôi mắt là điều cực kỳ quan trọng và hơn thế thay kính thường xuyên. Lựa chọn kính chất lượng để bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh.

Ngứa mắt do sử dụng kính áp tròng

Với bệnh nhân sử dụng kính áp tròng không may bị ngứa mắt thì cần đặc biệt lưu ý

  • Tránh dụi mắt mặc dù dụi mắt được coi là phản xạ tự nhiên của con người. Tuy vậy dụi mắt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Hay do giác mạc bị xước, bào mòn gây nên tình trạng ngứa, viêm trở nên trầm trọng
  •  Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có được cách điều trị kịp thời.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung chất dinh dưỡng như vitamin A, Omega 3-6. Hạn chế đồ uống có cồn, các chất kích thích, tránh ăn thức ăn cay nóng.
  • Sử dụng các loại kính để che chắn mắt để ngăn chặn khói bụi. Ô nhiễm từ bên ngoài khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Tổng kết

Ngứa mắt là triệu chứng của bệnh gì? Nguyên nhân và các phương án điều trị đã được Premium Therapy chia sẻ bên trên. Hãy bảo vệ và chăm sóc đôi mắt của bạn khỏe mạnh là việc làm thực sự cần thiết. Tư vấn các biện pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện hiệu quả nhất hiện nay. Và đừng quên liên hệ Premium Therapy theo địa chỉ sau:

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương:
💒 Địa chỉ: Lầu 3, Master Building, 41 – 43 Trần Cao Vân, Quận 3, Tp.HCM
☎️ Tel: 028 3929 1119
📞 Hotline: 09 119 10 119
🌐 Website: www.premiumtherapy.vn
🌐Fanpage: Premium Therapy

Bệnh nấm bẹn là gì? Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Nấm bẹn là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở nhiều người. Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm, có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Tuy nhiên, do đây là căn bệnh vùng kín nên rất nhiều người có tâm lý e ngại, không đi khám để chữa trị dẫn đến một số hậu quả khôn lương. Vậy thực chất bệnh nấm bẹn là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây của chúng tôi.

Bệnh nấm bẹn là gì?

Bệnh nấm bẹn là một bệnh nhiễm nấm da rất phổ biến hiện nay. Những nốt nấm này xuất hiện ở một số khu vực trên cơ thể người như vùng bẹn, đùi trong. Tương tự như các căn bệnh nấm da khác, nấm bẹn ký sinh trong lớp sừng của da. Do đây là căn bệnh xuất hiện ở vùng kín nên người ngoài thường sẽ không phát hiện được bệnh. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể lan rộng sang cả các vùng khác trên cơ thể như: vùng bụng, chân.

Bệnh nấm bẹn là gì?

Khi bị nấm bẹn, người bệnh thường sẽ có một số triệu chứng điển hình như:

  • Thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở những khu vực như bẹn, đùi dù không phát hiện các dị vật gây ngứa.
  • Trên phần bẹn, đùi xuất hiện các mảng da màu hồng gây ngứa ngáy, khó chịu. Có thể đi kèm thêm các nốt mụn nước li ti mọc ở xung quanh khu vực da bị ngứa.
  • Các phần da bị tổn thương sau khoảng một thời gian ngắn sẽ có xu hướng bị đóng thành vảy, màu da xung quanh sẽ chuyển sang màu đậm hơn. Các khu vực da bị nấm ký sinh có thể rộng từ 1 cho đến 10 cm.
  • Các vùng da bị tổn thương phổ biến nhất là ở các khu vực như: khe rãnh giữa đùi, bộ phận sinh dục, phần bẹn

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm bẹn

Trên đây là thông tin giải đáp bệnh nấm bẹn là gì? Vậy nguyên nhân gây ra bệnh nấm bẹn là gì? Nguyên nhân khiến người bệnh nhiễm nấm bẹn là do loại vi nấm cạn. Cụ thể là nhóm vi nấm Dermatophytes thường gặp là Trichophyton và Epidermophyton. Với loại nấm này, môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để nấm sinh sôi và phát triển. Chính vì vậy, những người vệ sinh không sạch sẽ, thường xuyên ra mồ hôi hay bơi lội ở những khu vực. Sẽ không đảm bảo vệ sinh sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm bẹn

Ở Việt Nam, nấm bẹn là căn bệnh phổ biến. Thường gặp ở mọi đối tượng do một số nguyên nhân chính sau đây:

  • Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm cao. Nên vi nấm gây nấm bẹn có môi trường thuận lợi để phát triển.
  • Do thói quen của con người: mặc quần áo ẩm ướt, không lau khô người khi tắm, mặc quần áo bó sát. Không thấm được mồ hôi khiến vùng da bị ẩm ướt, tạo điện kiện cho vi nấm phát triển và gây bệnh.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc vệ sinh sai cách gây ảnh hưởng đến vùng da vùng kín.
  • Nguồn nước sử dụng để vệ sinh hằng ngày không đảm bảo vệ sinh, có chứa nhiều vi khuẩn.
  • Tiếp xúc nhiều với một số loại động vật như: chó, mèo,… Có nhiễm nấm, sau đó bị lây nhiễm sang người.
  • Do sử dụng chung quần áo hay những đồ dùng vệ sinh cá nhân với những người đang nhiễm bệnh.

Có thể chữa lành bệnh nấm bẹn hay không?

Nấm bẹn là căn bệnh không quá nguy hiểm, có thể chữa lành nếu phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, có rất nhiều người phải sống chung với bệnh trong một thời gian dài do không điều trị một cách triệt để.

Để điều trị nấm bẹn, các bác sỹ khuyên dùng một số loại thuốc điều trị nấm như dung dịch cồn BSI chứa thành phần acid salicylic, acid benzoic, lode,… dung dịch cồn antimycose chứa acid salicylic, acid boric, acid benzoic, acetylsalicylic, dung dịch ASA chứa natri salicylat, … Ngoài ra, người bệnh có thể dùng kết hợp thêm một số loại thuốc bôi ngoài da như: ketoconazol, miconazol, econazol, griseofulvin,…

Bên cạnh việc điều trị nấm bằng cách loại thuốc đặc trị, người bệnh có thể sử dụng thêm một số mẹo dân gian để loại bỏ vi nấm, hỗ trợ quá trình phục hồi da như:

  • Sử dụng tỏi tươi
  • Sử dụng hành tây
  • Sử dụng muối

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng để tránh trường hợp dùng sai cách sẽ gây ra một số hậu quả không mong muốn.

Cách phòng ngừa bệnh nấm bẹn hiệu quả

Nấm bẹn là căn bệnh rất phổ biến, thường gặp ở nhiều người. Căn bệnh này không quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh kéo dài, trở nặng. Thường xuyên tái phát và dễ lây nhiễm sang người xung quanh. Để phòng ngừa bệnh nấm bẹn, mỗi người cần thực hiện các phương pháp được chuyên gia khuyên làm dưới đây:

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách

Cách phòng ngừa bệnh nấm bẹn hiệu quả

Nấm bẹn là loại bệnh xuất hiện ở khu vực vùng kín nên việc đảm bảo vệ sinh cho khu vực này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Mỗi ngày, bạn nên vệ sinh vùng kín theo đúng trình tự như sau: rửa bằng nước sạch. Sử dụng thêm dung dịch vệ sinh hoặc nước muối sinh lý nếu cần. Sau đó rửa lại với nước thêm một lần nữa, thấm thật khô trước khi mặc quần áo. Để đảm bảo vệ sinh nhất, quần lót và quần áo mặc hằng ngày cũng cần được đảm bảo vệ sinh. Bằng cách giặt sạch rồi phơi khô, tránh tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Thay đồ lót hằng ngày

Đồ lót được mặc trong một thời gian dài sẽ xuất hiện mồ hôi và bụi bẩn. Các tế bào chết ở phần da vùng kín sẽ tích tụ tạo điều kiện cho các loại nấm mốc phát triển nhanh chóng. Chính vì vậy, để phòng ngừa nấm bẹn, mỗi người cần thay và giặt đồ lót mỗi ngày để đảm bảo khô thoáng, sạch sẽ. Tốt nhất nên giặt riêng đồ lót để tránh gây viêm nhiễm.

Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác

Bệnh nấm bẹn rất dễ lây truyền từ người này sang người khác. Việc dùng chung các vật dụng như quần áo, đồ dùng vệ sinh cá nhân. Khăn tắm của người đang nhiễm bệnh sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Điều trị triệt để khi bị nấm da

Không chỉ nấm bẹn mà khi bị nấm ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể như: tay, chân, đầu, mặt… Thì người bệnh cũng cần phải điều trị một cách triệt để. Việc này sẽ tránh được tình trạng bệnh trở nặng, vi nấm sẽ lan rộng đến các khu vực khác trên cơ thể như vùng kín. Khiến tình trạng bệnh trở nặng và khó điều trị. Khi thấy xuất hiện một dấu hiệu bất thường nào trên da. Người bệnh cần đến gặp bác sỹ để thăm khám và tư vấn hướng điều trị

Tổng kết

Trên đây là tất cả những thông tin giúp trả lời cho câu hỏi “Bệnh nấm bẹn là gi?”. Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về căn bệnh này và biết cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ , hãy liên hệ ngay cho Premium Therapy để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương:
💒 Lầu 3, Master Building, 41 – 43 Trần Cao Vân, Quận 3, Tp.HCM
☎️ Tel: 028 3929 1119
📞 Hotline: 09 119 10 119
🌐 www.premiumtherapy.vn
🌐 www.dieutriytetaiduc.com

🌐Fanpage: Premium Therapy

Bệnh Celiac là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh Celiac là gì? Bệnh celiac là một loại bệnh viêm đường tiêu hóa, gây tổn thương niêm mạc ruột non khi tiêu thụ gliadin, gây kém hấp thụ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, với các triệu chứng khác nhau mà có thể bạn chưa biết. Việc nắm rõ nguyên nhân sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Hướng tới một cơ thể khỏe mạnh là điều ai cũng mong muốn. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ giúp bạn có thêm thông tin và kiến thức vô cùng bổ ích.

Bệnh Celiac là gì?

Bệnh celiac nghe tên gọi nhiều người có lẽ chưa hình dung nó là bệnh như thế nào. Đây là một cách gọi chuyên khoa hoặc người ta còn biết đến với tên gọi bệnh không dung nạp Gluten. Bệnh gây ra do phản ứng với gluten và không cho cơ thể hấp thụ các thực phẩm có chứa gluten. Gluten được biết đến là các protein khác nhau được tìm thấy nhiều ở trong lúa mì, lúa mạch và các loại hạt ngũ cốc.

Bệnh Celiac là gì?

Bệnh Celiac không phân biệt độ tuổi và có thể xuất hiện sớm ngay cả với trẻ nhỏ. Chúng thường liên quan đến các bệnh lý tự miễn như tiểu đường type 1 hay viêm tuyến giáp tự miễn. Bệnh celiac là bệnh gì? chúng có nguy hiểm ra sao. Bệnh thường dẫn tới tình trạng viêm và bất sản niêm mạc ruột non. Gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Thực chất việc điều trị bệnh cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên, đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt của người bệnh. Kiểm soát bệnh Celiac bằng cách ăn không có Gluten điều đó cũng gây khó khăn cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu kiên trì bạn sẽ đón nhận được thành quả nhất định.

Nguyên nhân gây bệnh Celiac

Từ các nghiên cứu cho thấy bệnh Celiac được coi là một chứng rối loạn di truyền cho sự nhạy cảm với gliadin của gluten. Sự di truyền này được xác định khi các tế bào T nhạy cảm với gluten. Chúng được kích hoạt khi xuất hiện các yếu tố kháng nguyên có nguồn gốc từ gluten.

Nguyên nhân gây bệnh Celiac

Nguyên nhân gây bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn khi yếu tố di truyền cố định gặp các yếu tố sau:

  • Ăn cá loại thức ăn có chứa gluten như lúa mì, yến mạch, lúa mạch… Hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt và tấn công gây tổn thương ruột non.
  • Quá căng thẳng
  • Nhiễm trùng ruột
  • Phẫu thuật hay sinh con

Tại Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân mắc Celiac không quá cao như những người gốc Bắc Âu. Tỷ lệ di truyền ảnh hưởng của bệnh đến người thân cấp 1 rơi vào khoảng 20% và tỷ lệ giữa nữ và nam là 2:1. Bệnh khởi phát từ lúc thơ ấu nhưng biểu hiện và chúng có thể xảy ra muộn hơn.

Ngoài ra với các bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm đại tràng tăng lympho, hội chứng Down, tiểu đường type 1, viêm tuyến giáp tự miễn dịch… Thì nguy cơ phát triển bệnh Celiac sẽ cao hơn.

Triệu chứng bệnh Celiac

Ở mỗi một bệnh nhân Celiac sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Và nhiều khi không xảy ra biểu hiện điển hình nào. Các dấu hiệu như thiếu hụt dinh dưỡng, các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa cũng là một trong những triệu chứng điển hình.

Bệnh celiac là gì? Chúng xảy ra ngay cả với trẻ sơ sinh giai đoạn bắt đầu ăn dặm ngũ cốc. Với các biểu hiện điển hình như không tăng cân, biếng ăn, xanh xao, chướng bụng…phân mềm, to, màu bất thường.

bệnh celiac là gì

  • Với người lớn tuổi triệu chứng rõ nét của bệnh là ủ rũ, ốm yếu, tiêu chảy nhẹ nhưng thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó các biểu hiện như sụt cân trầm trọng, thiếu máu, viêm miệng lưỡi…
  • Thiếu hụt và khó hấp thụ vitamin D, canxi gây đến tình trạng thiếu máu, loãng xương.
  • Ở nam nữ trưởng thành khả năng sinh sản suy giảm.

Ngoài ra các biểu hiện ngoài da ở bệnh Celiac người ta còn thấy như chứng viêm da dạng Herpet- phát ban, sẩn mụn nước và ngứa dữ dội. Sự phân bổ viêm da ở các bộ phận như duỗi của khuỷu tay, đầu gối, mông và vai…

>>>>Xem thêm: Nếu gặp phải tình trạng khó thở là mắc bệnh gì ?

Cách điều trị Celiac hiệu quả từ chuyên gia

Bệnh celiac là bệnh gì? Chắc hẳn bạn đã nắm rõ được bệnh. Đó chính là sự phản ứng lại gluten trong cơ thể con người. Do đó để điều trị hiệu quả thì trước tiên cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.

Tình di truyền là một trong những căn cứ để xác định bệnh. Trước hết làm xét nghiệm bạn nên ngừng ăn các thực phẩm chứa gluten.

Nhìn chung bệnh Celiac không khá phổ biến tuy vậy bạn cũng cần nắm được cách để phòng ngừa và điều trị.

Phòng ngừa bệnh Celiac

  • Celiac là bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền bởi vậy việc phòng ngừa để ngăn chặn biến chứng, tổn thương của bệnh chứ không thể ngăn chặn bệnh. Do vậy việc thăm khám sức khỏe định kỳ, duy trì một chế độ ăn uống. Tập luyện khoa học và lành mạnh là việc làm thực sự cần thiết.
  • Nếu mắc bệnh celiac cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Tái khám định kỳ và đặc biệt loại bỏ nhóm thức ăn có chứa Gluten.

Điều trị bệnh Celiac

Bệnh Celiac nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể xảy ra các hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tính mạng con người như chứng viêm loét ruột, tổn thương niêm mạc ruột, cơ thể thiếu dinh dưỡng, và tăng nguy cơ ung thư hạch và ung thư biểu mô ruột non ảnh hưởng đến cuộc sống và tính mạng của con người.

Nghiên cứu y khoa cho thấy việc tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn với người bệnh Celiac có thể kéo dài tuổi thọ. Sống cuộc sống bình thường như bao người khác. Bệnh không thể ngăn chặn nhưng nắm và hiểu được nguyên lý gây bệnh. Sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

Điều trị bệnh Celiac bằng cách điều chỉnh thực đơn:

Điều trị bệnh Celiac bằng cách điều chỉnh thực đơn:

  • Cắt giảm các nhóm thực phẩm chứa Gluten trong khẩu phần ăn. Thay thế lúa mạch, lúa mì, yến mạch bằng các loại ngũ cốc như gạo, ngô, kiều mạch..
  • Bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh thông qua các loại thuốc và kiểm soát tình trạng dị ứng, ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
  • Bổ sung dinh dưỡng qua khẩu phần ăn từ các loại thịt, sữa, trái cây, rau quả… Các loại hạt đậu không chứa gluten như đậu xanh, đậu nành, đậu phộng… Các loại hạt giàu chất dinh dưỡng không chứa gluten như hạt điều, hạt dẻ, hạnh nhân
  • Thường xuyên thăm khám để nhận được kết quả đánh giá, tư vấn của bác sĩ và điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý
  • Với những trường hợp bệnh Celiac giai đoạn biến chứng thì việc tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn theo chỉ định của chuyên gia, bác sĩ kết hợp dùng thuốc theo chỉ thị là điều cực kỳ quan trọng.

Tổng kết

Bệnh celiac là gì? Nguyên nhân của bệnh cũng như mức độ nguy hiểm ra sao vừa được  Premium Therapy chia sẻ bên trên. Duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học để có một cơ thể khỏe mạnh tràn đầy năng lượng là điều bất kỳ ai cũng muốn hướng đến. Hãy liên hệ ngay Premium để trải nghiệm từ A- Z các biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tiên tiến nhất hiện nay.

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương:
💒 Lầu 3, Master Building, 41 – 43 Trần Cao Vân, Quận 3, Tp.HCM
☎️ Tel: 028 3929 1119
📞 Hotline: 09 119 10 119
🌐 www.premiumtherapy.vn
🌐 www.dieutriytetaiduc.com

🌐Fanpage: Premium Therapy

Bệnh quáng gà là gì? Cách chuẩn đoán, điều trị từ chuyên gia

Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng từng nghe qua về chứng bệnh quáng gà. Triệu chứng ra sao cách điều trị như thế nào thì có thể nhiều người còn mơ hồ. Tại sao quáng gà lại là một bệnh lý ở con người? Bệnh quáng gà là gì. Bệnh quáng gà hay còn được biết đến là với cái tên là chứng mù đêm, đây là bệnh bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc mắt. Tìm hiểu ngay sau đây với chúng tôi.

Bệnh quáng gà là gì? Nguyên nhân gây bệnh quáng gà?

Bệnh quáng gà là gì?

Quáng gà tức là việc ám chỉ tầm nhìn của con gà bị hạn chế về ban đêm. Đây là một trong những cách gọi dân gian từ xa xưa. Còn bệnh quáng gà ở người chính là tên gọi của bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc mắt.

Biểu hiện đặc trưng dễ nhận thấy của người bệnh chính là việc suy giảm thị lực, tầm nhìn bị thu hẹp ở trong bóng tối. Hoặc vào ban đêm hoặc ngay cả ban ngày những nơi thiếu ánh sáng.

Bệnh quáng gà là gì?

Bên trên là những biểu hiện mà người bệnh cảm nhận được trực tiếp, còn việc thăm khám bác sỹ, chuyên gia sẽ chỉ ra cho bạn những đám sắc tố hình tế bào xương khi thăm khám võng mạc mắt và soi đáy mắt. 

Bệnh quáng gà làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu đặc biệt bệnh gây cản trở tới thị lực. Và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng bệnh:

Theo khảo sát và thực tế nghiên cứu người ta tìm ra các nguyên nhân chính gây nên bệnh như sau:

  • Các bệnh lý tại mắt như: Tăng nhãn áp, cận thị, hội chứng suy giảm thính, thị giác do di truyền… bệnh đục thủy tinh thể
  • Các bệnh lý toàn thân như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh Keratoconus ( giác mạc biến dạng)
  • Do tác dụng phụ của các loại thuốc như: Thuốc tăng nhãn áp làm đóng con ngươi gây nên bệnh
  • Do thiếu hụt vitamin cụ thể là vitamin A. Được biết đến vai trò quan trọng của vitamin A trong quá trình dẫn truyền xung thần kinh cũng như hình ảnh trên võng mạc. Do vậy nếu cơ thể  thiếu hụt vitamin A thì cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quáng gà.

Các triệu chứng của bệnh quáng gà

Bệnh quáng gà là gì? bệnh quáng gà thiếu vitamin gì? Chắc hẳn bạn đã nắm rõ vậy triệu chứng của bệnh ra sao. Quáng gà là một bệnh lý về thị giác với các triệu chứng dễ nhận thấy như sau:

  • Sự suy giảm thị lực khi bệnh nhân ở trong bóng tối, ở môi trường thiếu hụt ánh sáng tầm nhìn của người bệnh sẽ hạn chế, nhìn mập mờ, không rõ và dễ va chạm, vấp ngã…
  • Việc điều chỉnh thị lực diễn ra chậm chạp, kém linh hoạt khi bạn thay đổi một cách bất ngờ từ môi trường này sang môi trường khác như từ chỗ sáng vào bóng tối.
  • Tầm nhìn bị thu hẹp dần, dấu hiệu tiến triển bệnh nặng có thể diễn ra như tầm nhìn ở dạng hình ống, xuất hiện điểm chết trong tầm nhìn… Và khi bệnh quáng gà càng nặng thì mức độ càng trở nên trầm trọng.
  • Thăm khám lâm sàng bạn sẽ khó nhận ra chứng quáng gà. Bởi vậy thăm khám chuyên gia, bác sĩ sẽ chỉ ra cho bạn thấy triệu chứng của bệnh biểu hiện bằng các sắc tố hình tế bào xương. Hay tế bào động mạch, võng mạc trở nên thu nhỏ, đĩa thị giác bạc màu…

Các triệu chứng của bệnh quáng gà

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về ung thư nướu răng là gì ?

Phương pháp chuẩn đoán bệnh quáng gà

Việc lắng nghe, theo dõi những thay đổi của cơ thể thông qua các biểu hiện của bệnh. Là điều kiện cần thiết và là phương pháp tự chuẩn đoán đơn giản nhất của người bệnh. Tuy nhiên để khẳng định và đưa ra kết quả chính xác nhất bạn cần thăm khám bác sỹ một cách thường xuyên. Và khi có nghi ngờ về bệnh bác sĩ sẽ tiến hành với các phương pháp chuẩn đoán sau:

  • Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thực thể, thu thập thông tin, triệu chứng của bệnh nhân. Và dựa vào đó để chỉ định người bệnh thực hiện các biện pháp chuẩn đoán giúp xác định bệnh.
  • Dựa trên phương pháp khám điện võng mạc để đánh giá xem võng mạc của bệnh nhân bị thoái hóa ở mức độ ra sao. Bằng việc kiểm tra thương tổn của tế bào võng mạc, mức độ nghiêm trọng, tính chất di truyền…
  • Nếu các phỏng đoán nghi ngờ bệnh nhân mắc quáng gà. Thì có thể thực hiện tiếp bằng xét nghiệm khám thị trường
  • Một vài xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, kiểm tra bảng chuyển hóa…

Cách điều trị bệnh quáng gà hiệu quả

Bệnh quáng gà có chữa được không? Thông qua các nguyên nhân bệnh và biểu hiện của bệnh. Người ta đưa ra cách điều trị bệnh với mỗi nguyên nhân thì lại có cách điều trị cụ thể sau:

Cách điều trị bệnh quáng gà hiệu quả

  • Do thiếu hụt vitamin: Tại sao thiếu vitamin A gây bệnh? Bởi vậy thiếu hụt thì cần bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu mức độ bệnh nhẹ bạn có thể bổ sung qua đường ăn các loại món ăn giàu vitamin A từ trứng, thịt, cá, gan tôm… Nếu mức độ bệnh do thiếu hụt lượng vitamin A lớn hơn thì cần bổ sung qua đường uống với mức tối đa là 15.000 đơn vị/ ngày. Và cần tuân theo sự chỉ dẫn nghiêm ngặt từ bác sĩ.
  • Nguyên nhân gây quáng gà do đục thủy tinh thể: Cách điều trị hiệu quả trong trường hợp này là phẫu thuật thay thủy tinh thể.
  • Nếu nguyên nhân là do cận thị, suy giảm thị lực thì phương pháp điều trị là đeo các loại kính phù hợp với mức độ cận thị.

Cách điều trị bệnh quáng gà bẩm sinh

  • Bệnh quáng gà bẩm sinh, quáng gà do di truyền được đánh giá mức độ hiệu quả thông qua biện pháp điều trị như cấy tế bào gốc, cấy vi mạch lên võng mạc… Và đặc biệt việc thăm khám, đề phòng biến chứng, thăm khám sàng lọc tư vấn tiền hôn nhân. Là việc làm cần thiết ở những bệnh nhân nghi ngờ quáng gà do di truyền. Khi đã xác định bệnh do bẩm sinh hoặc di truyền thì người bệnh cần tập di chuyển. Thích nghi dần với tình trạng bệnh, không nên lái xe khi điều kiện ánh sáng hạn chế. Và đặc biệt cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị từ chuyên gia, bác sĩ.
  • Một vài phương pháp để phòng ngừa như: Thực hiện chế độ ăn uống các thực phẩm giàu vitamin A để phòng ngừa nguy cơ gây bệnh. Bằng cách thường xuyên thêm vitamin A vào thực đơn thông qua các loại rau củ màu đỏ như cà rốt, bí đỏ, cà chua…hoặc các loại rau xanh đậm. Bổ sung vitamin A cho trẻ em định kỳ 6 tháng 1 lần.

Tổng kết

Các thắc mắc xung quanh vấn đề tưởng đơn giản của bệnh quáng gà là gì? Đã được  Premium Therapy chia sẻ bên trên. Bệnh quáng gà khi nắm rõ nguyên nhân bạn sẽ có phương pháp điều trị một cách đúng đắn và mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Hy vọng rằng mỗi chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Và đừng quên các liệu pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe toàn diện đến từ Đức có ngay tại Việt Nam tại PREMIUM THERAPY.

 

Bệnh phong là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Từ xưa đến nay, trong dân gian truyền tai nhau rất nhiều về bệnh phong. Tuy nhiên, bạn có thật sự biết bệnh phong là gì và những tác động của bệnh phong đến với cuộc sống chúng ta hay không. Cùng PREMIUM THERAPY tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh phong là gì? Đặc điểm của bệnh phong?

Bệnh phong là gì và đặc điểm của bệnh phong khi xuất hiện trên cơ thể người sẽ như thế nào? Tất tần tật sẽ được đề cập chi tiết trong nội dung tiếp theo sau đây:

Bệnh phong là bệnh gì?

Bệnh phong là gì? Đây là bệnh còn có tên gọi khác là Hansen, căn bệnh khó lây lan từ người qua người. Theo như thông thường, chúng có thời gian ủ bệnh kéo dài cho loại vi trùng Mycobacterium Leprae gây ra. Bệnh thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em hơn là người lớn. 

Nhìn chung, bệnh phong da liễu có nhiều biểu hiện lâm sàng. Trong đó có 2 dạng phổ biến nhất bắt gặp thường xuyên là phong củ và phong u. Từ hai dạng kể trên sẽ chia ra nhiều biến thể khác nhau. 

Bệnh phong là gì? Đặc điểm của bệnh phong?

Khi bệnh xuất hiện trên cơ thể sẽ gây ra những tổn thương trên da của người bệnh. Riêng loại phong u sẽ có ảnh hưởng nặng nề hơn do cấu tạo làm u ngoài da, làm hình dạng cơ thể bị méo mó, dị dạng. 

Bên cạnh đó, bệnh phong còn là tổn thương dây thần kinh ngoại biên, làm mất cảm giác cho da, làm liệt dần dần các cơ. Tại các vùng ôn đới, nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới sẽ rất dễ dàng bắt gặp bệnh này. 

Vậy bạn đã hiểu phần nào bệnh phong là bệnh gì? đúng không nào. Cùng tìm hiểu những thông tin tiếp theo trong bài viết nhé!

Đặc điểm của bệnh phong là gì ?

Bệnh phong lây qua đường nào? Bệnh phong lây lan chủ yếu cho da và đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Hoặc tiếp xúc trong thời gian dài với nước bọt, nước mũi của người có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. 

Nhưng có nhiều trường hợp cho thấy, bác sĩ, y tá chăm sóc bệnh nhân bị bệnh phong lâu ngày nhưng vẫn không lây. Điều này trả lời cho bạn câu hỏi bệnh phong có lây không. 

Bệnh sẽ chủ yếu lây qua da, niêm mạc bị tổn thương do trầy xước, bệnh phong có thể lây trực tiếp qua da. Hoặc niêm mạc người đã bị mắc bệnh, nhất là họ đang ở trong giai đoạn bệnh phát triển. 

Đặc biệt, vi khuẩn phong tăng sinh cực chậm trong cơ thể người. Trong hai tuần mà vi khuẩn hansen chỉ sinh sản duy nhất một lần. Thời gian ủ bệnh lên đến vài năm, trường hợp đặc biệt lên đến 20 năm. Đến khi bệnh biểu hiện ra ngoài thì cơ thể đã chứa đầy vi khuẩn. 

Những dấu hiệu triệu chứng bệnh phong

Dưới đây là một số dấu hiệu, triệu chứng bệnh phong điển hình của người bị bệnh phong mà bạn có thể thấy được: 

Những dấu hiệu triệu chứng bệnh phong

  • Khi bị bệnh phong mặt dần dần nổi cục sần sùi nhỏ nhỏ, mũi sẽ bị xẹp xuống. Xuất hiện nhiều cục tại các dây thần kinh ngoại vi như khuỷu tay, đầu gối, cổ tay. 
  • Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những tình trạng tệ hơn như: chân tay bị huỷ dần, thần kinh ngoại vi bị tổn thương khiến chân tay người bệnh không còn khả năng cử động được nữa. 
  • Mắt bị mờ đục, áp nhãn tăng cao, mắt khô, dần dần bị mù loà, tinh trùng không có khả năng xuất ra. Dẫn đến nam bị vô sinh, lông mi và mày bắt đầu rụng. 
  • Bệnh phong cùi không phải bệnh di truyền, không làm chết người. Nhưng nếu không được chữa trị sẽ làm tàn tật để lại những di chứng vô cùng trầm trọng. 

Hình ảnh bệnh phong cùi của những bệnh nhân ở giai đoạn chuyển biến nặng. Có thể dẫn đến nhiều ám ảnh nỗi sợ cho người xem. Khi biết được dấu hiệu, bạn nên chủ động phòng chống bệnh. Bằng những cách chúng tôi liệt kê trong nội dung tiếp sau đây nhé!

Phân loại bệnh phong

Hiện nay bệnh phân được chia là 5 mức độ khác nhau. Tuỳ theo tình hình và triệu chứng của bệnh ở từng cá nhân, cụ thể như sau: 

Phân loại bệnh phong

  • Mức độ 1: Bệnh xuất hiện trên da các đốm màu phẳng, có cảm giác tê nhẹ nhẹ, không cử động được. 
  • Mức độ 2: Xuất hiện các tổn thương tượng tự ở mức độ 1 nhưng xuất hiện ở nhiều điểm trên cơ thể hơn. 
  • Mức độ 3: Xuất hiện các mảng đỏ trên da, tê, sau đó sưng hạch bạch huyết.
  • Mức độ 4: Đây là khi da đã có nhiều tổn thương da phẳng gồm các đốm có màu, nổi da gà, nốt sần,… Cảm giác tê bì sẽ xuất hiện nặng hơn.
  • Mức độ 5: Nhiều tổn thương nghiêm trọng bắt đầu xuất hiện, xảy ra nhiễm trùng và hoại tử nhẹ. Các dây thần kinh bị tác động, nặng hơn có thể mất cảm giác, tê liệt.

Bên cạnh đó, tổ chức WHO còn có một cách phân loại bệnh phong khác, dựa theo bệnh sẽ được chia làm 2 nhóm: 

  • Nhóm có nhiều vi khuẩn: bệnh nhân có ít nhất 6 tổn thương trên da trở lên. Chỉ số vi khuẩn bên trong cơ thể gây bệnh là dương tính
  • Nhóm ít vi khuẩn: bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính. Đồng thời chỉ có tối đa 5 tổn thương xuất hiện trên da.

Phương pháp điều trị bệnh phong hiệu quả

Bệnh phong có chữa được không? Cũng bởi vì những tác hại hình ảnh bệnh phong nặng nề mà căn bệnh này mang lại. WHO vào năm 1995 đã tìm ra phương pháp được gọi là “đa trị liệu” để chữa trị tất cả các loại bệnh phong xuất hiện trên thế giới. Điển hình một số loại kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh phong bằng cách tiêu diệt đi vi khuẩn gây bệnh như:

  • Clofazimine (hay Lampren).
  • Minocycline (hay Minocin).
  • Dapsone (hay Aczone).
  • Rifampin (hay Rifadin).
  • Ofloxacin (hay Ocuflox)

Bệnh cạnh những loại kháng sinh này, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc chống viêm như aspirin, thalidomide, prednison,… Việc điều trị kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm nếu trường hợp bệnh nặng. 

Cách phòng ngừa bệnh phong

Mặc dù có phương pháp điều trị nhưng rất khó khăn, bệnh phong vẫn có biện pháp vắc xin nhất định. Vì vậy, bạn cần phòng ngừa bệnh phong bằng một số cách như sau: 

Cách phòng ngừa bệnh phong

  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, thường xuyên rửa tay 
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp cơ thể đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu, bổ sung lợi khuẩn, kẽo,… Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Nếu phát hiện những dấu hiệu cho thấy cơ thể bị bệnh phong nên đến bác sĩ nhanh chóng và kịp thời. 
  • Khi có các dấu hiệu của bệnh phong, cần ngay lập tức tìm đến các bác sĩ để nhận điều trị kịp thời.

Với sự phát triển của y học ngày nay, bệnh phong cũng không còn quá nguy hiểm. Có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau để trị dứt điểm. Tuy nhiên, ở mỗi người cần duy trì tinh thần phòng ngừa bệnh để tránh sự lây lan ra cộng đồng. Hoặc làm bệnh tiến triển mạnh mẽ, dẫn đến nhiều hậu quả không tưởng khác. 

Kết luận

Bài viết phía trên đã phần nào giải đáp về bệnh phong là gì và những nguyên nhân, dấu hiệu xuất hiện bệnh phong. Hy vọng qua đây, bạn đã có những hiểu biết riêng cho mình. Đồng thời nâng cao tinh thần bảo vệ người thân, gia đình và bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Tại Premium Therapy vẫn còn rất nhiều thông tin bổ ích và thú vị chờ bạn khám phá!

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương:
💒 Lầu 3, Master Building, 41 – 43 Trần Cao Vân, Quận 3, Tp.HCM
☎️ Tel: 028 3929 1119
📞 Hotline: 09 119 10 119
🌐 www.premiumtherapy.vn
🌐 www.dieutriytetaiduc.com

🌐Fanpage: Premium Therapy

Bệnh gout ăn nấm được không? Bệnh gout nên kiêng ăn gì?

Hiệu quả trong điều trị bệnh gout phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống của bạn. Vì vậy, có nhiều loại thực phẩm, trong đó có nấm, người bệnh luôn băn khoăn không biết có nên ăn hay không. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu bệnh gout ăn nấm được không. Người bệnh gout không nên ăn gì. Và thêm nhiều thông tin nữa nhé

Bệnh gout ăn nấm được không?

Bệnh gout có được ăn nấm không? Nấm là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Có khoảng 14.000 loài nấm, trong đó con người chỉ biết khoảng 10%. Một số loại nấm chứa nhiều dưỡng chất hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà không phải loại thực phẩm nào cũng có được.

Nấm được sử dụng phổ biến trong chế độ ăn hàng ngày như: Nấm đông cô, nấm mèo, nấm kim châm, nấm rơm, nấm mối, nấm tuyết… Đây là những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như: vitamin B, đồng, selen, phốt pho, mangan, kali, kẽm, riboflavin, niacin, các loại vitamin và khoáng chất và đặc biệt nhất là ergothioneine – chất chống oxy hóa mạnh. Đây đều là những chất rất hữu ích cho người bệnh gout.

Bệnh gout ăn nấm được không?

Do đó, câu trả lời cho bệnh gout có ăn được nấm không là người bệnh gout vẫn có thể ăn nấm. Tiêu thụ nấm thường xuyên có tác dụng điều chỉnh các tế bào ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Các tế bào này bị ức chế, hạn chế các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp. Bệnh gout cũng là một dạng bệnh tự miễn nên nấm là thực phẩm thực sự cần thiết.

Theo đông y, nấm hương còn là vị thuốc dùng để chữa các bệnh về gan và thận, hai cơ quan này có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân gout. Ngoài ra, lượng purin chứa trong nấm cũng rất nhỏ nên việc sử dụng chúng trong thực đơn hàng ngày không gây hại cho sức khỏe và chữa được bách bệnh.

Bị bệnh gout kiêng ăn gì?

Bệnh gout nên kiêng gì? Những người bị bệnh gout nên tránh thực phẩm chứa nhiều purin và fructose để kiểm soát nồng độ axit uric. Đặc biệt, bạn nên tránh những thực phẩm phổ biến như:

Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ (bò, heo, dê…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm (protein), vitamin E, B6, B12. Trong đó hàm lượng protein rất cao là nguyên nhân gây ra bệnh gout, làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Cần phải nói thêm, các món thịt đỏ được tiêu hóa dưới sự xúc tác của các enzym chuyển hóa purin trong thịt đỏ thành axit uric.

Bị bệnh gout kiêng ăn gì?

Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải kiêng ăn thịt đỏ, vì cơ thể cũng cần rất nhiều năng lượng từ thịt. Giữ lượng thịt đỏ vừa phải, không quá 100g mỗi ngày, tối đa hai lần một tuần. Thịt đỏ được chế biến kỹ lưỡng và chế biến dưới dạng luộc, hầm hoặc kho sẽ có hiệu quả vượt trội hơn so với nướng hay chiên.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật (gan, cật, tim, dạ dày, óc…) Chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, vitamin nhóm B (B2, B6, axit folic, B12), CoQ10, cholesterol và khoáng chất (sắt, kẽm, selen). Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bệnh gout không nên ăn vì chứa nhiều nhân purin. Chất làm tăng axit uric trong máu và làm bệnh nặng hơn.

Thịt gà tây, thịt ngỗng

Thịt gà và thịt ngỗng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, khoáng chất, axit amin, sắt và phốt pho. Bạn cần ăn thịt gà với lượng vừa đủ, vừa đủ cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng. Đồng thời ngăn chặn sự gia tăng purin trong máu.

Hải sản

Hải sản (cá trích, cá ngừ, giáp xác, sò, ốc…) Rất giàu chất dinh dưỡng, trong đó có purin. Hải sản cũng chứa nhiều đạm nên người bệnh gout nên hạn chế ăn.

Rượu, bia, đồ uống có đường

Hạn chế đồ uống có đường, rượu, bia, chất kích thích, nước ngọt, nước trái cây, nước có ga… Nếu không muốn tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Các loại thịt chế biến sẵn

Thực phẩm đóng hộp (thịt xông khói, xúc xích, nem chua, lạp xưởng,…) hoàn tốt không tốt cho người bệnh gout. Bạn sử dụng thực phẩm tươi và tự chế biến sẽ có thể đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể của mình.

Gợi ý bị bệnh gout nên ăn gì?

Bị bệnh gout nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé

Trái cây

Các loại trái cây như dâu tây, táo và cherry đều rất tốt cho người bệnh và cung cấp nhiều vitamin. Đặc biệt, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều anh đào giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm nồng độ axit uric ở người bệnh. Vì cherry chứa nhiều vitamin C, beta-carotene và chất chống oxy hóa.

Gợi ý bị bệnh gout nên ăn gì?

Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C hỗ trợ rất tốt trong việc hạ nồng độ axit uric trong máu, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn ăn uống. Lưu ý không nên dùng vitamin C liều cao để tránh tăng oxalat niệu, ợ nóng,buồn nôn, dùng kéo dài dễ tạo sỏi, giảm bài tiết axit uric. Các loại trái cây giàu vitamin C như chanh, bưởi, quất. 

Thịt trắng

Thịt trắng như cá nước ngọt và ức gà rất giàu protein nhưng rất ít purin. Các loại thịt như cá lóc, cá diêu ​​hồng, cá vược, ức gà rất tốt cho người bệnh gout và trung hòa sự kết tủa của axit uric. Sử dụng thịt trắng với hàm lượng 110-170g/ngày.

Trứng

Vì trứng rất ít purin và cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho xương, đồng thời với việc hạn chế thịt, người bệnh có thể sử dụng trứng thay thế trong chế độ ăn của mình để đảm bảo mức độ dinh dưỡng cần thiết.

Cafe

Các nghiên cứu khoa học cho thấy cà phê có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Cà phê chứa nhiều hợp chất như polyphenol, khoáng chất, và cafein. Thông qua một số cơ chế cà phê làm giảm nồng độ axit uric. Sử dụng cà phê với lượng vừa đủ trong ngày rất tốt cho người bị bệnh gout.

Trà xanh

Bệnh nhân gout cần hạ axit uric trong máu có thể tìm đến trà xanh. Sử dụng trà xanh đúng cách và pha đúng liều lượng sẽ giúp thúc đẩy giảm sự hình thành nước tiểu và tăng quá trình đào thải axit uric.

Rau củ

Các loại rau rất tốt cho người bệnh gout nên hãy bổ sung chúng vào chế độ ăn hàng ngày. Như là: Bông cải xanh, rau ngót, khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím,..

Ngũ cốc nguyên cám

Các loại thực phẩm như yến mạch, gạo lứt và lúa mạch có nhiều chất xơ và có thể giúp giảm viêm khớp do bệnh gout.

Ngũ cốc nguyên cám

Sản phẩm từ sữa và đậu nành

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phô mai, bơ, kem nặng, váng sữa và sữa chua có thể giúp giảm nồng độ axit uric huyết thanh trong máu.

Uống đủ nước

Để cung cấp cho cơ thể đầy đủ năng lượng, hãy sử dụng 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt là nước khoáng kiềm tính, không gas.

Kết luận

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cực kỳ cần thiết. Và hữu ích về những thực phẩm người bệnh gout nên ăn và không nên ăn. Đồng thời đã lý giải được thắc mắc của rất nhiều người bệnh gout ăn nấm được không. Hãy nhớ rằng cần phải cân bằng chế độ dinh dưỡng và ăn uống khoa học để quá trình điều trị bệnh gout hiệu quả hơn nhé.

Nếu như bạn vẫn chưa biết ung thư ruột kết là gì. Hãy theo dõi chúng tôi để được cập nhật thông tin nhanh nhất và chính xác nhất.

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương:
💒 Lầu 3, Master Building, 41 – 43 Trần Cao Vân, Quận 3, Tp.HCM
☎️ Tel: 028 3929 1119
📞 Hotline: 09 119 10 119
🌐 www.premiumtherapy.vn
🌐 www.dieutriytetaiduc.com

🌐Fanpage: Premium Therapy