Trang chủ / Dịch vụ

Điều trị ung thư bằng liệu pháp Proton

GIỚI THIỆU VỀ
LIỆU PHÁP PROTON

Là phương pháp xạ trị sử dụng chùm proton định hướng 3 chiều nhắm vào các khối u chính xác với độ chính xác đến từng milimet mà không gây hại cho các mô khỏe mạnh khác trong cơ thể.

SO SÁNH VỚI PHƯƠNG PHÁP XẠ TRỊ THÔNG THƯỜNG

Cho đến nay tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất là xạ trị bằng tia X.

Ảnh hưởng tối đa của tia X xảy ra ngay dưới da, nhưng suy giảm dần trên đường đến khối u và kết quả là các tế bào khỏe mạnh ở trước khối u sẽ tiếp xúc với phóng xạ nhiều nhất chứ không phải khối u.

Các tế bào khỏe mạnh phía sau khối u như: tủy, thần kinh thị giác, các phần của não… phải tiếp xúc một cách không cần thiết với phóng xạ dẫn đến các tác dụng phụ như là chảy máu ruột, kích ứng da, viêm phổi và sơ cứng động mạch kéo theo. Ngoài ra, còn có cả nguy cơ phát triển khối u kéo theo! Các phương pháp mới hơn bao gồm Xạ trị điều biến liều (IMRT) trong đó khối u được chiếu xạ từ nhiều hướng, và Rapid Arc, trong đó chiếu xạ xảy ra khi đi vòng quanh bệnh nhân. Tia X cũng được sử dụng trong hệ thống Cyberknife trong đó công nghệ robot ảnh số được kết hợp với thiết bị phóng xạ độ chính xác cao để thực hiện điều trị phẫu thuật phóng xạ. Các phương pháp này ưu việt hơn trong việc thiết lập liều năng lượng tại điểm khối u. Tuy nhiên, các tế bào khỏe mạnh vẫn không khỏi bị hại. Vấn đề cơ học của xạ trị bằng tia X vẫn không khắc phục được do tia X là một “phương pháp bắn xuyên”.

SỰ ƯU VIỆT CỦA LIỆU TRÌNH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BẰNG PROTON

CƠ HỘI HỒI PHỤC CAO HƠN

Nhờ tránh không làm hại các tế bào khỏe mạnh, liều năng lượng có thể được tăng thêm lên khối u, điều này làm giảm gánh nặng cho bệnh nhân và tạo điều kiện cho thời gian điều trị ngắn hơn.

Do đó, cơ hội hồi phục tăng lên đáng kể do không có di căn.

TÁC DỤNG PHỤ GIẢM TỐI ĐA

Lượng tiếp xúc phóng xạ ở tế bào khỏe mạnh thấp hơn nhiều giúp giảm đáng kể các tác dụng phụ do đó xạ trị proton có ưu điểm tốt hơn hẳn. Rủi ro xuất hiện khối u thứ 2 do phóng xạ cũng giảm. Ngược lại với xạ trị bằng tia X, việc điều trị tuân thủ với tất cả các yêu cầu quy định của Điều lệnh Bảo vệ Phóng xạ năm 2001!

MỞ RỘNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRỊ

Do không có phóng xạ phía sau khối u, liệu pháp điều trị liều cao có thể thực hiện được cho các dạng ung thư mà trước kia việc xạ trị là quá rủi ro do có các cơ quan nhạy cảm xung quanh. Xạ trị cho các khối u mắt trong đó thần kinh thị giác, võng mạc hay các tế bào não gần cạnh không bị tổn hại đã trở thành tiêu chuẩn.

CÁC BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC BẰNG PROTON

Về nguyên lý, do đặc tính vật lý và sinh học của proton, tất cả các khối u trước kia được điều trị bằng tia x có thể được điều trị bằng proton.

Trẻ em được ưu tiên điều trị bằng liệu pháp proton:

Bởi vì nó có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các khối u thứ phát sau đó trong cuộc đời của trẻ do xạ trị liệu. Hơn nữa, có thể ngăn ngừa hoặc giảm các tổn thương bức xạ đối với các cơ quan đang phát triển, chẳng hạn như các đĩa tăng trưởng và các cơ quan quan trọng khác đến mức có chức năng được bảo tồn (đặc biệt là ở não, mắt, tai và cơ sọ).

Liệu pháp proton đặc biệt thích hợp cho các khối u nơi X-quang điều trị khó khăn hoặc không thể do các tác dụng phụ liên quan. Các khối u như vậy bao gồm:

  • Các khối u ở vùng đầu và cổ
  • Các khối u não và cơ sọ
  • Các khối u mắt
  • Sự tái phát cục bộ và di căn cá thể
  • Ung thư phổi và gan
  • Các khối u của bụng và vây bụng
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • U ác tính và di căn trong khu vực của cột sống

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CỦA LIỆU PHÁP

Bước 1: Chẩn đoán và lập kế hoạch trị liệu

Tư vấn, kiểm tra hồ sơ bệnh án, chỉ định liệu pháp proton, thảo luận các tác dụng phụ của liệu pháp proton và quy trình điều trị.

Khám xác định giai đoạn bệnh, tầm soát toàn cơ thể để tìm dấu hiệu của các khối u và thể di căn bằng phương pháp MRT (chụp cắt lớp cộng hưởng từ) kết hợp với phương pháp PET-CT (chụp cắt lớp bằng bức xạ positron). Trong từng trường hợp, có thể thêm nội soi, siêu âm hoặc chụp X-Quang mạch.

Lập kế hoạch trị liệu cùng phương pháp chụp cắt lớp máy tính (CT) với độ phân giải 3 chiều cực cao và được trao đổi với bệnh nhân ở lần tư vấn thứ 2. Tổng thời gian Khám, chẩn đoán và lập kế hoạch khoảng 2 – 4 ngày.

Bước 3: Tiến hành xạ trị

Số lần xạ trị phụ thuộc vào giai đoạn và kích cỡ của khối u. Tối thiểu là 5 cho đến tối đa là 30 lần xạ trị (trung bình là 18 lần) từ Thứ 2 đến Thứ 7, mỗi ngày/ lần. Quy trình sẽ mất khoảng 15 đến 20 phút trong đó xạ trị thực tế chỉ kéo dài trong 60 giây và hoàn toàn không gây đau đớn. Thường thì không quá 30 – 45 phút, bao gồm cả thời gian chuẩn bị cho mỗi lần điều trị. Trong một số trường hợp các biện pháp chẩn đoán và xạ trị cần gây mê nhẹ nhanh gọn. Chẳng hạn như đối với các trẻ khó gặp khó khăn khi tự nằm im.

Trong trường hợp khối u trên phổi và gan, chuyển động khi thở đóng một vai trò quan trọng. Trong các tình huống đó các lá phổi sẽ được bơm căng có kiểm soát bằng oxy trong quá trình gây mê ngắn, nhờ đó cho phép chiếu xạ chính xác lên khối u. Sẽ không có sự thiếu hụt oxy xảy ra.

Bước 2: Hội đồng chuyên gia về khối u phác đồ điều trị

Lập kế hoạch và lên phác đồ điều trị được quyết định bởi Hội đồng về khối u bao gồm các chuyên gia về xạ trị, chẩn đoán X-quang, phẫu thuật, ung thư học, nội khoa và bệnh lý học. Tùy vào từng trường hợp, sẽ có thêm chuyên gia được chỉ định cùng với các bác sĩ khác.

Bước 4: Khám theo dõi - Tái khám

Bệnh nhân sẽ được thông báo về đợt khám theo dõi tiếp theo và các khuyến nghị chi tiết cách chăm sóc sau xạ trị trong thời gian xuất viện