Trang chủ / Thông tin y học

Quá Trình Phát Triển Ngầm Cực Kỳ Nguy Hiểm Của Tế Bào Ung Thư

Ung thư là bệnh lý gây tử vong hàng đầu hiện nay và nó vẫn đang là một thách thức với giới y khoa. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cũng ngày một gia tăng, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Giới nghiên cứu y tế đã khẳng định các tế bào ung thư có tính chất rất phức tạp. Chúng có khả năng biến hóa khôn lường mà hệ miễn dịch của cơ thể không thể tiêu diệt được. Việc phát hiện ung thư muộn gây khó khăn cho điều trị và dẫn đến tử vong nhanh hơn. Để biết quá trình phát triển của tế bào ung thư là như thế nào, mời bạn cùng Premium Therapy đọc tiếp bài viết sau.

Hoạt động của tế bào

Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản nhất của bất kỳ sinh vật sống nào. Cơ thể con người được hình thành từ hàng nghìn tỷ tế bào khác nhau. Các tế bào liên kết lại với nhau để tạo ra các mô và cơ quan bên trong cơ thể. Tế bào có chức năng tiếp nhận chất dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa chất dinh dưỡng thành các dạng năng lượng và thực hiện các chức năng chuyên biệt.

Mỗi tế bào đều có gen (nhiễm sắc thể) bên trong nhân, với chức năng điều khiển tế bào phát triển, hoạt động, phân chia hoặc chết đi. Thông thường, một cơ thể khỏe mạnh thì các tế bào sẽ luôn tuân theo sự hướng dẫn của gen. Các tế bào sẽ được gen thông báo thời điểm thích hợp để phát triển và phân chia. Tế bào có thể tạo ra các bản sao của chính chúng theo cấp số nhân. Đối với người trưởng thành, dựa theo nhu cầu của cơ thể mà các tế bào sẽ phát triển và phân chia. Chẳng hạn như để thay thế các tế bào cũ đã bị lão hóa hoặc tổn thương.

Cơ chế hình thành tế bào ung thư

Tế bào ung thư được hình thành từ sự đột biến hay biến đổi gen. Nguyên nhân gây đột biến gen thường do di truyền hoặc sự lão hoá của cơ thể. Ngoài ra, cũng có thể do tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài. Thuốc lá, rượu bia hoặc tia cực tím (UV) từ mặt trời là những ví dụ điển hình.

Do thứ tự DNA đã bị đảo lộn nên tế bào ung thư sẽ không chết đi. Mà ngược lại chúng còn tiếp tục phát triển và phân chia vượt khỏi tầm kiểm soát. Tuy nhiên, chúng sẽ không thể trưởng thành mà sẽ vẫn ở mãi trạng thái chưa hoàn chỉnh. Tất cả các tế bào ung thư đều bắt nguồn từ việc tế bào phát triển bất thường và mất kiểm soát.

Trên thực tế, ung thư có thể hình thành ở bất kỳ tế bào nào trong cơ thể con người. Và cơ chế hoạt động của chúng cũng hoàn toàn khác so với một tế bào bình thường. Tế bào ung thư sẽ liên tục phát triển, sinh sản không ngừng dẫn đến hình thành một khối u. Trong khi một tế bào bình thường sẽ ngừng phát triển khi đã đạt đủ số lượng cần thiết. Ví dụ, khi bị rách da, các tế bào mới sẽ ngừng sản xuất khi có đủ tế bào lấp đầy vết rách ấy. Hay có thể nói là quá trình sửa chữa đã hoàn tất.

tế bào ung thư
Khi DNA bị thay đổi hoặc hư hỏng có thể sẽ kéo theo quá trình đột biến gen

Điểm khác biệt giữa tế bào bình thường và tế bào ung thư

Tế bào ung thư hoàn toàn khác biệt so với tế bào bình thường ở nhiều phương diện. Vì lẽ đó mà chúng có khả năng nhân lên vô hạn và xâm lấn ra xung quanh. Một điểm khác biệt quan trọng giữa hai loại tế bào là tế bào ung thư kém biệt hóa hơn. Cụ thể, một tế bào bình thường sinh ra, lớn lên, trưởng thành và biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Trong khi đó, tế bào ung thư lại kém hơn hoặc không biệt hóa. Và đó là lý giải tại sao tế bào ung thư lại có thể phân chia, nhân lên vô độ. Điều mà một tế bào bình thường hoàn toàn không có.

Ngoài ra, tế bào ung thư không bị ảnh hưởng bởi “hiệu lệnh” dừng phân chia của cơ thể. Và chúng cũng thoát khỏi một quá trình được gọi là apoptosis, nghĩa là “chết theo chương trình”. Vốn là cách cơ thể đào thải những tế bào không cần thiết.

Tế bào ung thư có khả năng kích thích tế bào khác

Các tế bào ung thư có khả năng kích thích các tế bào bình thường. Với mục đích hình thành các mạch máu nhằm cung cấp ô xy, chất dinh dưỡng. Đồng thời đào thải chất cặn bã để nuôi dưỡng, phát triển khối u. Nguyên nhân là vì tế bào ung thư có khả năng tác động vào vi môi trường xung quanh nó.

Tế bào ung thư còn có khả năng qua mặt hệ miễn dịch, nhờ đó mà không bị tiêu diệt. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh bình thường có nhiệm vụ chống lại sự viêm nhiễm. Cũng như là đào thải những tế bào bất thường hoặc những tế bào đã bị hư hại. Không chỉ thế, khối u còn có thể sử dụng hệ miễn dịch để tồn tại và phát triển. Ví dụ, khối u có thể lợi dụng một số tế bào miễn dịch để phát tín hiệu giả. Nhờ đó mà hệ miễn dịch của cơ thể sẽ không tiến hành loại bỏ những tế bào ung thư.

Có nhiều điểm khác biệt giữa tế bào ung thư và tế bào thường
Có nhiều điểm khác biệt giữa tế bào ung thư và tế bào thường

Những thay đổi của mô tế bào có khả năng là ung thư

Không phải tất cả các thay đổi của mô tế bào đều gây ung thư. Tuy nhiên, có những thay đổi nếu không được điều trị sẽ có khả năng tiến triển thành ung thư.

Một số trường hợp cần được theo dõi:

  • Tăng sản: Xảy ra khi các tế bào trong mô phân chia nhanh hơn bình thường, dẫn tới dư thừa tế bào. Tuy nhiên về mặt giải phẫu bệnh, đặc điểm tế bào và tổ chức mô vẫn bình thường. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân và điều kiện gây ra, bao gồm cả kích thích mạn tính.
  • Loạn sản: So với tăng sản, loạn sản có tính nghiêm trọng hơn và cũng khiến tích tụ tế bào phụ. Nhưng cách tổ chức mô và tế bào hình thành do loạn sản trông không bình thường. Độ bất thường càng lớn thì khả năng tiến triển thành ung thư càng cao.
  • Ung thư biểu mô tại chỗ (carcinoma in situ): Là một tình trạng đôi khi được gọi là tiền ung thư nhưng nó chưa phải là ung thư. Bởi vì các tế bào bất thường không xâm lấn ra xung quanh như các tế bào ung thư. Tuy nhiên, ung thư biểu mô tại chỗ dễ tiến triển thành ung thư nên phải điều trị sớm.

Hy vọng rằng các chia sẻ từ Premium Therapy sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong việc chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – Đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương: