Trang chủ / Thông tin y học
Thận mang vai trò lọc máu, thải độc cho cơ thể, vì vậy, việc giữ gìn “nhà máy lọc nước” khỏe mạnh sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch. Mỗi ngày thận làm việc liên tục giúp cân bằng nước và chất hòa tan trong cơ thể nhưng bệnh lý thận chỉ được phát hiện ra khi đã nặng.
Vào giai đoạn này, bác sĩ thường chỉ định thực hiện lọc máu nhằm giúp người bệnh kéo dài sự sống. Vậy lọc máu là gì? Người bệnh thận cần đi lọc máu khi nào? Hãy cùng Premium Therapy tìm hiểu trong bài viết sau!
Khi suy giảm chức năng thận, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định lọc máu. Với mục đích loại bỏ các chất độc, chất cặn bã và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này giúp làm giảm tốc độ bệnh tiến triển, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Máu được lọc sẽ đi qua một bộ lọc được gọi là màng lọc máu gắn vào máy lọc máu. Máu đi qua bộ lọc và sau khi được làm sạch sẽ được đưa trở lại cơ thể. Đồng thời kiểm tra huyết áp, kiểm soát tốc độ dòng máu và các chất lỏng cần được loại bỏ.
Khi bị suy thận cấp hoặc suy thận mạn giai đoạn cuối, người bệnh buộc phải tiến hành lọc máu. Điều kiện và phương pháp lọc máu được chỉ định tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.
Tình trạng chức năng thận bị suy giảm đột ngột được gọi là suy thận cấp. Tình trạng này khiến chất thải tích tụ trong cơ thể, mất cân bằng nước và chất điện giải. Bệnh xảy ra trong thời gian ngắn, có thể phục hồi hoàn toàn nếu bệnh nhân đến bệnh viện sớm và được điều trị đúng mức và đầy đủ.
Giảm lượng nước tiểu thải ra;
Chân, mắt cá chân hoặc sưng phù ở bàn chân;
Rối loạn nhịp tim, khó thở, đau tức ngực;
Mệt mỏi, buồn nôn.
Người bệnh sẽ được chỉ định lọc máu nếu có các biểu hiện sau:
Không áp dụng với điều trị nội khoa;
Ure máu cao hơn 30 mmol/l;
Kali máu hơn 6 mmol/l, K+ tăng nhanh;
Tăng gánh thể tích, áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng, biến chứng phù phổi;
Toan máu nặng pH dưới 7.2;
Na+ máu cao hơn 150 mmol/l hoặc thấp hơn 115 mEq/l.
Có hai phương pháp lọc máu cho người suy thận cấp là lọc màng bụng và lọc máu ngoài thận. Lọc màng bụng là phương pháp dùng chính màng bụng của người bệnh như một bộ lọc. Chu trình lọc thường từ 4-6 giờ, cho đến khi chức năng thận được phục hồi.
Đối với phương pháp lọc máu ngoài thận, máu sẽ thông qua các ống, đi đến máy lọc máu. Sau khi loại bỏ các chất độc, chất lỏng dư thừa, máu “sạch” sẽ được đưa về lại cơ thể. Nhờ đó, người bệnh có thể duy trì được sự sống, giảm thiểu nguy cơ tử vong tối đa.
Một khi bệnh suy thận chuyển sang mạn tính (bệnh được chia thành 5 giai đoạn) thì sẽ không bao giờ khỏi bệnh, ngay cả khi ghép thận cũng coi là bệnh thận mạn tính. Bước vào giai đoạn 3, 4 và 5 thận bắt đầu suy giảm chức năng lọc do tổn thương nặng.
Lượng nước tiểu giảm;
Mất dần khả năng đi tiểu;
Thường mệt mỏi, mất sức, khó chịu;
Đau đầu, chóng mặt;
Buồn nôn, nôn;
Ăn không ngon, sụt cân nhanh chóng;
Da khô, ngứa ngáy;
Đau nhức xương;
Dễ bị bầm tím trên da;
Thường xuyên chảy máu cam;
Tê bì chân tay;
Hơi thở có mùi;
Hay khát nước, nấc cục;
Phụ nữ kinh nguyệt không đều;
Giảm ham muốn tình dục;
Hội chứng chân không yên, ngủ không ngon;
Sưng phù hai chân, hai tay.
Nếu có các triệu chứng kể trên, người bệnh cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Người bệnh sẽ được chỉ định lọc máu nếu các chỉ số thay đổi bất thường:
Ure máu cao;
Nồng độ kali trong máu cao hơn 6,5 mmol/L và xuất hiện rối loạn điện giải, phù phổi, tan máu nặng;
Độ lọc cầu thận < 15ml/ phút.
Tương tự, lọc máu cho người suy thận mạn cũng có thể áp dụng 2 phương pháp là lọc màng bụng và thận nhân tạo. Ngoài ra có thể ghép thận, tuy nhiên khá tốn kém chỉ phù hợp với người có điều kiện.
Labor – Praxisklinik GbR – Trung tâm chẩn đoán và điều trị ung thư tại CHLB Đức là một trong những đối tác lớn và uy tín của Premium Therapy. Với lợi thế hơn 30 năm kinh nghiệm cùng các chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực y sinh học do Tiến sĩ Ulrich Kübler lãnh đạo – tác giả cuốn sách “Ung thư có thể tự chữa lành”, Labor – Praxisklinik GbR đã và đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu của phần lớn khách hàng thân thiết của Premium Therapy tại thị trường Đông Dương và CHLB Đức.
Công cụ để lọc máu gồm một máy ly tâm và một máy lọc. Tùy theo cân nặng và tình trạng sức khoẻ của mỗi người mà tốc độ vòng quay và lượng máu được lọc sẽ khác nhau. Bộ lọc này được thiết kế riêng cho từng bệnh lý của từng bệnh nhân.
Máu ra và vào lại cùng một cánh tay thay vì ra một tay, truyền vào tay còn lại như hầu hết các viện lọc máu hiện giờ đang thực hiện. Nhờ đó, quý khách có thể thoải mái cử động tay còn lại trong quá trình lọc máu dài. Ngoài ra, áp suất máu bơm vào cơ thể sẽ đều và chuẩn xác hơn so với áp suất bơm máu cao trong quy trình khép kín sử dụng cả hai tay.
Bước 1. Lọc máu phân tách huyết tương: Phân lập huyết tương từ máu toàn phần và loại bỏ các chất độc gây bệnh
Liệu pháp tách huyết tương Plasmapheresis là phương pháp điều trị đặc biệt để phân tách máu thành các phần nhỏ và làm sạch huyết tương và tế bào máu; hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, điều trị các bệnh tự miễn, và loại bỏ các chất nguy hại cho sức khỏe: Dioxin, hoá chất độc hại PCB, kim loại nặng, thuốc diệt cỏ Glyphosate, thuốc trừ sâu DDT, diệt nấm, thuốc diệt côn trùng, diệt động vật gặm nhấm…
Bước 2. Lọc máu phân tách mỡ: Phân lập và loại bỏ cholesterol, triglyceride (chất béo) trong máu
Apheresis lipid loại bỏ cholesterol LDL và các yếu tố gây xơ cứng động mạch như lipoprotein, triglyceride và các sản phẩm của rối loạn chuyển hóa chất béo. Phương pháp này đặc biệt thích hợp với những bệnh nhân không có khả năng điều trị bằng chế độ ăn uống hoặc thuốc đặc trị để giảm cholesterol LDL nhưng không phản ứng phụ với phương pháp này.
Để đăng ký tư vấn miễn phí về quy trình và chi phí lọc máu tại Labour – Praxisklinik GbR, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 09 119 10 119 hoặc đăng ký tại đây.
CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – Đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương: