Trang chủ / Thông tin y học

Rối Loạn Lưỡng Cực: Hiểu Rõ Sự Biến Đổi Tâm Trạng Đỉnh Và Đáy

Rối loạn lưỡng cực, còn được gọi là bệnh hưng trầm cảm. Là một tình trạng sức khỏe tâm thần đặc trưng bởi sự thay đổi tâm trạng cực độ hoặc dao động cao giữa hưng cảm (tâm trạng quá khích) và trầm cảm (tâm trạng tuột dốc). Điều này có thể khiến bệnh nhân thay đổi tâm trạng thất thường và mất kiểm soát cảm xúc. Những thay đổi tâm trạng này nghiêm trọng hơn những thăng trầm bình thường mà con người trải qua trong cuộc sống hàng ngày. Hiểu về rối loạn lưỡng cực liên quan đến việc nhận biết những biểu hiện đa dạng và phức tạp của sự biến đổi tâm trạng đỉnh và đáy. Từ đó có nhiều lựa chọn khác nhau để điều trị và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của những người mắc phải căn bệnh này.

sự biến đổi tâm trạng đỉnh và đáy
Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng sức khỏe tâm thần đặc trưng. Bởi sự thay đổi tâm trạng cực độ hoặc dao động cao giữa hưng cảm và trầm cảm

Sự biến đổi tâm trạng đỉnh và đáy trong rối loạn lưỡng cực

Giai đoạn hưng cảm – lên đỉnh cảm xúc

Chạm đỉnh niềm vui

Trong giai đoạn hưng cảm, người bệnh sẽ có cảm giác hưng phấn tăng vọt, suy nghĩ dồn dập và năng lượng tăng lên. Tâm trí chạy đua từ ý tưởng này sang ý tưởng khác, tạo ra cảm giác cấp bách và bồn chồn. Mặc dù năng lượng tăng lên có thể dẫn đến năng suất và khả năng sáng tạo cao hơn. Nhưng chúng cũng đặt ra những thách thức trong việc duy trì sự tập trung và đưa ra những đánh giá đúng đắn.

Người hưng cảm thường hiểu sai về khả năng, tài năng của mình nên thường bốc đồn. Cho rằng mình hơn người, thiếu thực tế và lập những kế hoạch hoang tưởng. Sự cấp bách và bồn chồn có thể dẫn đến những hành động bốc đồng với những hậu quả sâu rộng. Họ làm việc bất chấp nguy hiểm và tin rằng họ bất khả chiến bại về mặt sức khỏe. Vì vậy những người mắc chứng hưng cảm thường phủ nhận và từ chối gặp bác sĩ, xét nghiệm hoặc uống thuốc.

Triệu chứng hưng cảm

  • Cảm giác vô cùng hạnh phúc, phấn khích và sẵn sàng làm bất cứ điều gì.
  • Cảm thấy tự tin, quyết tâm và quan trọng.
  • Đột nhiên có cảm giác phiêu lưu.
  • Nói nhiều, rất nhanh, chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác.
  • Ngủ ít hơn nhưng không cảm thấy mệt mỏi.
  • Dễ cảm thấy buồn chán, khó tập trung, năng suất làm việc, học tập thấp.
  • Quá hòa đồng.
  • Tăng ham muốn tình dục.
  • Từ chối hoặc không nhận ra vấn đề.

Giai đoạn trầm cảm – chạm đáy cảm xúc

Vực thẳm tuyệt vọng

Ngược lại, giai đoạn trầm cảm khiến con người rơi vào cảm giác tuyệt vọng sâu sắc. Trong giai đoạn này, người bệnh trải qua cảm giác buồn bã, vô vọng, mất hứng thú. Hoặc không còn cảm nhận được niềm vui lan tỏa trong các hoạt động từng là thú vị. Sức nặng cảm xúc quá lớn có thể không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến mức năng lượng và động lực chung của họ. Họ có khuynh hướng đình trệ mọi hoạt động, rút lui khỏi các hoạt động xã hội, thay đổi trong khẩu vị, cảm giác vô dụng và ý nghĩ về cái chết hoặc tự tử cũng có thể xuất hiện…

Triệu chứng trầm cảm

  • Tuột năng lượng, mệt mỏi, chán nản, u uất, bất lực và không muốn làm gì cả.
  • Mất niềm tin vào bản thân và sợ hãi những vấn đề nhỏ nhặt.
  • Luôn có cảm giác tội lỗi.
  • Ăn quá nhiều hoặc quá ít, cân nặng không ổn định
  • Ngủ rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi và không thể làm được ngay cả những việc đơn giản nhất.
  • Thiếu tập trung và trí nhớ kém có thể ảnh hưởng đến năng suất.
  • Không còn hứng thú hoặc cảm nhận được niềm vui với các hoạt động mà bạn từng yêu thích.
  • Quá mẫn cảm với một số tiếng ồn, mùi vị hoặc âm thanh.
  • Không muốn giao tiếp và nói chuyện với bất cứ ai.
  • Suy nghĩ tiêu cực và nảy sinh mong muốn tự kết liễu cuộc sống.
Sự biến đổi tâm trạng đỉnh và đáy trong rối loạn lưỡng cực
Giai đoạn trầm cảm khiến con người rơi vào cảm giác tuyệt vọng sâu sắc

Hiểu rõ về rối loạn lưỡng cực

Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta đều trải qua những thay đổi tâm trạng đột ngột do thời tiết hoặc công việc. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa những thay đổi tâm trạng bình thường và rối loạn lưỡng cực là mức độ nghiêm trọng và thời gian.

Phân loại rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực I: Được xác định bởi ít nhất một giai đoạn hưng cảm hoàn toàn (can thiệp vào hoạt động xã hội và nghề nghiệp bình thường) và các giai đoạn trầm cảm thường xuyên. Tỷ lệ mắc bệnh ở đàn ông và phụ nữ như nhau.

Rối loạn lưỡng cực II: Được xác định bởi sự hiện diện của một giai đoạn trầm cảm nặng kèm theo ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhẹ nhưng không có giai đoạn hưng cảm hoàn toàn. Tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn một chút ở phụ nữ.

Rối loạn lưỡng cực không xác định: Một rối loạn có các đặc điểm riêng biệt của rối loạn lưỡng cực. Nhưng không đáp ứng các tiêu chí cụ thể cho các rối loạn lưỡng cực khác.

Dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn mang tính chu kỳ bao gồm các giai đoạn hưng cảm có hoặc không có trầm cảm (lưỡng cực I) hoặc hưng cảm nhẹ kèm trầm cảm (lưỡng cực II). Tâm trạng của người bệnh thay đổi theo ngày, theo tuần, theo tháng hoặc theo mùa…

Ở người rối loạn lưỡng cực, sự thay đổi giữa hưng phấn – trầm cảm có thể gây nhiều gián đoạn trong cuộc sống. Họ có thể trầm cảm nặng đến nỗi nằm lì trên giường, hoặc chán nản đến không muốn sống. Ngược lại khi hưng phấn, họ có thể làm những việc liều lĩnh như trộm cắp, sử dụng chất kích thích, phá hoại đồ đạc… Rối loạn lưỡng cực cũng làm giảm đáng kể khả năng xử lý công việc và tương tác xã hội, đồng thời mang đến nguy cơ tự tử cao. Tuy nhiên, trạng thái hưng cảm nhẹ đôi khi có tính thích nghi ở chỗ chúng có thể tạo ra năng lượng cao, sự tự tin và khả năng sáng tạo phi thường.

Nguyên nhân của rối loạn lưỡng cực

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra chứng rối loạn lưỡng cực như:

  • Yếu tố di truyền: có khoảng 10 -20% trường hợp rối loạn lưỡng cực có liên quan đến yếu tố di truyền. Thống kê cũng cho thấy tiền sử gia đình có người bị rối loạn lưỡng cực thì tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn.
  • Các bất thường về mặt sinh học tại não bộ: người bị rối loạn lưỡng cực có cấu trúc não bộ khác với những người có tinh thần khỏe mạnh. Hoặc dễ bị mắc các dạng rối loạn tâm thần khác.
  • Các tác nhân mang tính tâm lý – xã hội: sang chấn tâm lý, căng thẳng kéo dài, lạm dụng chất kích thích…
  • Sự liên quan giữa rối loạn lưỡng cực và hệ thống nội tiết tố: Có một số nghiên cứu cho thấy rằng sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh hoặc hormone ảnh hưởng đến não và là nguyên nhân tiềm tàng gây ra rối loạn lưỡng cực. Hormone cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cảm xúc, tâm trạng và chức năng nhận thức của não.
Hiểu rõ về rối loạn lưỡng cực
Có một số nghiên cứu cho thấy rằng sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh. Hoặc hormone ảnh hưởng đến não và là nguyên nhân tiềm tàng gây ra rối loạn lưỡng cực

Một số chiến lược ứng phó với rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là một trong những bệnh tâm thần phức tạp nhất, khó điều trị và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và thậm chí cả tính mạng của người bệnh. Không có cách chữa trị hoàn toàn cho những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Điều trị sớm khi có dấu hiệu rối loạn sức khỏe tâm thần xuất hiện có thể giúp ngăn ngừa rối loạn lưỡng cực hoặc các bệnh tâm thần khác trở nên trầm trọng hơn.

Chiến lược có thể giúp ngăn ngừa rối loạn lượng cực

Đây là những chiến lược có thể giúp hạn chế các triệu chứng nhẹ phát triển thành giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm toàn diện:

  • Thực hiện lối sống lành mạnh: vận động thường xuyên, có chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý. Ccố gắng duy trì những thói quen hoặc sở thích mang tính tích cực…
  • Học cách thư giãn và quản lý căng thẳng bằng các kĩ thuật như yoga, thiền định, liệu pháp cười, massage…
  • Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo để có biện pháp điều trị phù hợp, từ đó giúp ngăn các đợt bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích hoặc rượu vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và tăng khả năng tái phát bệnh.
  • Tuân thủ kế hoạch điều trị và sử dụng các liệu pháp bổ sung như liệu pháp Hormone, tư vấn tâm lý…

Đối với những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực, mỗi ngày giống như một trận chiến và họ luôn phải đối mặt với hai cảm xúc trái ngược nhau. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp điều trị y tế chuyên nghiệp. Sự thấu hiểu và thông cảm của những người xung quanh cũng đóng vai trò quan trọng giúp họ hồi phục nhanh chóng.

Một số chiến lược ứng phó với rối loạn lưỡng cực
Điều trị sớm khi có dấu hiệu rối loạn sức khỏe tâm thần xuất hiện có thể giúp ngăn ngừa rối loạn lưỡng cực hoặc các bệnh tâm thần khác trở nên trầm trọng hơn

Kết luận

Liệu pháp Hormone tại Viện trị liệu y học tái tạo nội tiết Duale Medizin – CHLB Đức được xem như một phương pháp điều trị tự nhiên toàn diện. Có thể cung cấp các lựa chọn thay thế cho y học truyền thống. Việc sử dụng các hormone có nguồn gốc từ thực vật (chiết xuất từ củ yam). Và có cấu trúc hóa học gần giống với hormone của cơ thể nhất một cách tập trung và thận trọng là chìa khóa. Để giúp cải thiện tình trạng bệnh tật và nâng cao sức khỏe toàn diện của con người.

Hiện nay, Premium Therapy là đại diện hợp pháp duy nhất của Viện trị liệu y học tái tạo nội tiết Duale Medizin – CHLB Đức tại Việt Nam. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về Liệu pháp hormone tại CHLB Đức. Vui lòng liên hệ Hotline 09 119 10 119 hoặc đăng ký tại đây để được hỗ trợ chi tiết nhất.

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – Đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương:

  •     Lầu 3, Master Building, 41 – 43 Trần Cao Vân, Quận 3, Tp.HCM
  •     Tel: 028 3929 1119
  •     Hotline: 09 119 10 119
  •     Website: www.premiumtherapy.vn
  •     Fanpage: Premium Therapy