Trang chủ / Thông tin y học

Hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia) là gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng tachophobia

Hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia) là gì ? Đó là một dạng tâm lý sợ tốc độ quá nhanh. Người bị sẽ có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi di chuyển quá nhanh. Chứng sợ tốc độ ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Bởi trong cuộc sống sự di chuyển là điều cần thực hiện ở mỗi cá nhân. Với người bình thường sợ hãi trong tốc độ di chuyển nhanh là điều khá bình thườn. Tuy nhiên với người có chứng sợ tốc độ biểu hiện trở nên bất thường. Và vô lý ngay cả ở các tình huống di chuyển bằng ô tô, xe bus, máy bay và thậm chí ngay cả đi bộ.

Hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia) là gì?

Hội chứng sợ tốc độ hay còn biết đến với tên gọi tiếng anh là Tachophobia. Nó chính là một dạng của rối loạn lo âu với những ám ảnh, sợ hãi về tốc độ.Tình trạng sợ tốc độ thường liên quan đến các biểu hiện về tâm lý như sợ lái xe. Sợ hãi khi thấy các phương tiện di chuyển trên đường như oto, xe bus và thậm chí cả việc đi bộ nhanh.

Hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia) là gì?

Thực tế tâm lý con người luôn tồn tại cảm giác lo lắng, sợ hãi và thậm chí là hoảng loạn khi di chuyển ở tốc độ cao. Ví dụ như các trò chơi mạo hiểm. Hay việc ngồi trên phương tiện di chuyển với tốc độ cao đó là biểu hiện của sự bình thường. Còn đối với người mắc chứng Tachophobia mọi biểu hiện lại hoàn toàn khác biệt. Có khi là vô cùng sợ hãi kinh hoàng hoặc ngay cả khi họ không trực tiếp tham gia vào các trò chơi mạo hiểm. Các phương tiện chạy tốc độ hay các phương tiện đang hoạt động rất bình thườn. Nhưng họ vẫn có cảm giác lo lắng, bất an.

Cuộc sống con người luôn cần đến các phương tiện, sự di chuyển. Bởi vậy mà hội chứng sợ tốc độ gây phiền toái và ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân mắc phải. Nếu không được điều trị và xử lý một cách kịp thời.

Các triệu chứng của hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia)

Cũng liên quan đến triệu chứng của sự rối loạn lo âu ở con người nhưng nó thuộc các vấn đề về tốc độ.

Hội chứng Tachophobia  thường có các triệu chứng như sau:

  • Luôn sợ hãi, ám ảnh các vấn đề liên quan đến tốc độ và nỗi sợ đó kéo dài đến tận 6 tháng
  • Cảm thấy lo lắng, bất an, bồn chồn và luôn nghĩ đến các viễn cảnh xấu khi thấy các phương tiện giao thông di chuyển nhanh. Hoặc đạt mức bình thường ở trên đường
  • Biểu hiện của bệnh còn có thể là sự sợ hãi ngay cả khi họ xem những đoạn video. Những thước phim hay cả những bộ môn thể thao đua tốc độ
  • Người mắc hội chứng Tachophobia họ thường né tránh việc di chuyển. Bằng các phương tiện như xe máy, oto, xe bus…
  • Đặc biệt họ rất sợ lái xe, và chọn cách đi bộ ở tốc độ chậm vừa phải

Có thể nói rằng người mắc hội chứng sợ tốc độ với biểu hiện ngày càng trầm trọng hơn. Khi họ càng cố tình né tránh các vấn đề liên quan đến tốc độ. Tuy vậy chính người bệnh họ lại không phát hiện ra mà cho rằng niềm tin. Sự phòng trừ của họ với các vấn đề liên quan đến tốc độ là hoàn toàn đúng đắn.

Triệu chứng khi gặp vấn đề căng thẳng

  • Run rẩy, đổ mồ hôi
  • Đau tức ngực
  • Choáng váng, chóng mặt, buồn nôn
  • Thở gấp gáp và thậm chí là hụt hơi
  • Tim đập nhanh liên hồi
  • Khô miệng, mất kiểm soát hành vi
  • Thậm chí là ngất xỉu

Nhìn chung biểu hiện của bệnh Tachophobia của mỗi người là khác nhau. Và nó còn theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nhận biết dấu hiệu của bệnh là cách tốt nhất để bạn phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thờ. Nhằm ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực của bệnh với cuộc sống và sức khỏe con người.

Hội chứng Tachophobia hình thành do đâu?

Hội chứng Tachophobia hình thành do đâu?

Cho đến hiện tại các nhà khoa học hay các nhà tâm lý học vẫn chưa thể tìm ra được nguyên nhân gây ra chứng sợ tốc độ hay các hội chứng ám ảnh khác là do đâu. Các phỏng đoán cho rằng nỗi sợ tốc độ có liên quan đến các trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ dẫn tới hình thành sự lo lắng, sợ hãi quá mức. Thực tế nguyên nhân hình thành bệnh sợ tốc độ ở mỗi cá nhân là khác nhau. Dựa trên ý kiến của các chuyên gia nguyên nhân có thể hình thành từ các yếu tố sau:

  • Trải nghiệm từ quá khứ. Có thể là việc bạn chứng kiến những ám ảnh từ tốc độ gây ra với người thân trong gia đình để lại hậu quả nghiêm trọng khiến vấn đề sợ hãi tốc độ luôn trong tiềm thức. Khi nhìn thấy vấn đề của tốc độ nỗi sợ hãi đó lại trỗi dậy một cách rất tự nhiên
  • Tiền sử gia đình: Những người bị hội chứng sợ về tốc độ có thể do nguyên nhân gia đình có tiền sử người bị bệnh đó. Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng sinh hoạt hội chứng ám ảnh sợ hãi về tốc độ có khả năng lây lan, hình thành tâm lý cho cá nhân khác nhất là ở lứa tuổi trẻ em.
  • Liên quan đến hội chứng sợ lái xe:  Chứng Tachophobia có khi được phát triển từ hội chứng sợ lái xe với các biểu hiện tương tự từ cảm giác lo âu, sợ hãi về tốc độ khi phải trực tiếp lái xe.

Cách chẩn đoán và khắc phục hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia)

Hiện tại chưa có phương pháp xét nghiệm nào để chẩn đoán hội chứng sợ tốc độ. Để phát hiện ra bệnh sợ tốc độ ở mỗi cá nhân các chuyên gia sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng kết hợp với việc khai thác tiền sử cá nhân hoặc gia đình đồng thời đặt các câu hỏi liên quan khác để phỏng đoán về hội chứng.

Song song với việc khai thác thông tin người bệnh có thể thực hiện các xét nghiệm khác để loại trừ các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý về thể chất hoặc tâm thần.

Sau khi xác định được bệnh lý của mỗi người thì chuyên gia sẽ có những tư vấn và đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả cho người bệnh. Quá trình điều trị hội chứng sợ tốc độ đòi hỏi một thời gian khá dài và có sự phối hợp giữa chuyên gia và chính bệnh nhân một cách tích cực bằng các phương pháp sau đây.

Liệu pháp tâm lý

Các liệu pháp về tâm lý được coi là phương pháp hàng đầu. Giúp người bệnh cải thiện các vấn đề liên quan đến rối loạn lo âu. Bệnh Tachophobia sẽ được ưu tiên áp dụng theo các liệu pháp sau:

Hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia)

  • Liệu pháp phơi nhiễm: Bằng việc cho bệnh nhân xem các đoạn video về tốc độ, trò chơi mạo hiểm. Và dần tưởng tượng cho việc bản thân đang di chuyển với tốc độ cao… Cuối cùng cho bệnh nhân trải nghiệm thực tế bằng hoạt động di chuyển với phương tiện tốc độ. Suốt quá trình đó chuyên gia tâm lý sẽ luôn đồng hành với người bện. Để trấn an, kiểm soát nỗi sợ và giúp bệnh nhân vượt qua cảm xúc. Với phương pháp này bệnh nhân áp dụng và thực hiện tốt theo trị liệu của chuyên gia thì tỷ lệ thành công rất cao chiếm tới 90%.
  • Liệu pháp nhận thức và hành vi: Với mục tiêu đào tạo lại não bộ, chuyển hướng mô hình suy nghĩ. Người bệnh sẽ được trao đổi, chia sẻ và trò chuyện trực tiếp với chuyên gia. Chuyên gia sẽ là người giúp bệnh nhân hiểu rõ những suy nghĩ và nhận thức chưa phù hợp của người bệnh. Và điều hướng họ theo hướng tích cực nhằm khắc phục chứng rối loạn sợ hãi về tốc độ
  • Thôi miên: Bằng việc đưa người bệnh vào môi trường tập trung cao độ. Người bệnh sẽ tạm thời không nhận thức được về môi trường xung quanh. Sau đó chuyên gia sẽ khai thác, trò chuyện về triệu chứng, nguyên nhân và đưa ra phương pháp khắc phục.

Dùng thuốc điều trị

Ở hầu hết các bệnh nhân mắc chứng rối loạn, sợ tốc độ việc dùng thuốc là không cần thiết. Việc dùng thuốc chính là cách giúp bệnh nhân nâng đỡ tinh thần. Kiểm soát những rối loạn, ám ảnh quá mức gây ảnh hưởng đến đời sống. Một số loại thuốc được xem xét dùng cho bệnh nhân Tachophobia như sau:

  •  Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc an thần nhóm benzodiazepin
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc say tàu xe (thuốc kháng histamin H1)

Tổng kết

Chứng sợ tốc độ tuy không phổ biến nhưng có thể xảy ra ở một vài trường hợp cá nhân mắc bệnh. Nắm được các triệu chứng và cách khắc phục. Sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề, hỗ trợ người thân trong trị liệu hiệu quả. Đừng quên theo dõi Premium Therapy mỗi ngày để có những thông tin hữu ích về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bạn nhé.

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương: