Trang chủ /

Tháng: Tháng Bảy 2023

Đau tai ù tai là bị gì? Dấu hiệu bệnh ù tai bạn không nên bỏ qua

Trong số chúng ta chắc hẳn ai cũng có đôi lần gặp phải tình trạng đau tai, ù tai. Triệu chứng đau tai ù tai xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Hãy cùng Premium Therapy khám phá ngay nội dung này tại bài viết này nhé.

Triệu chứng đau tai ù tai

Đau tai, ù tai gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Khi mắc chứng bệnh con người không khỏi lo lắng và thắc mắc. Bởi nhiều khi triệu chứng và biểu hiện ở mỗi cá nhân là khác nhau. Bệnh đau tai, ù tai có thể trở nên tồi tệ hơn theo tuổi tác. Tuy vậy chứng đau tai, ù tai sẽ được cải thiện sớm khi bạn nắm được nguyên nhân và được xử lý kịp thời.

Triệu chứng đau tai ù tai

Ù tai và đau tai được chia thành các loại cơ bản như sau:

  • Ù tai cấp tính: Thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần mà nguyên nhân chính là do nhiễm trùng tai. Hay sử dụng một số loại thuốc, do đau tai ngoài, do chấn thương đầu cổ. Hay việc bệnh nhân tiếp xúc với tiếng ồn lớn kéo dài. Một vài các nguyên nhân khác như ráy tai, bệnh lý huyết áp, các vấn đề về tim mạch, bệnh lý biến dưỡng…Nhìn chung việc điều trị ù tai cấp tính đều có phương pháp điều trị và mang lại hiệu quả.
  • Ù tai mạn tính: Là tình trạng bệnh kéo dài trên 3 tháng với các nguyên nhân kể trên. Đồng thời đi kèm là hiện tượng bệnh nhân giảm thính lực. Ở hầu hết các trường hợp ù tai mạn tính. Thì việc điều trị đòi hỏi cần một khoảng thời gian nhất định và nhiều khi việc điều trị chỉ có thể làm giảm mức âm ù. Để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
  • Ù tai do nguyên nhân khách quan: Đây là một trong những dạng ù tai khá hiếm gặp với tỷ lệ bệnh nhân mắc phải thường dưới 1%. Hầu hết nguyên nhân gây ù tai khách quan là do: bất thường mạch máu (rò động- tĩnh mạch bẩm sinh), ống nối động- tĩnh mạch mắc phải, u cuộn cảnh, độ xoáy dòng chảy động mạch cảnh, hẹp động mạch cản. Còn động mạch bàn đạp hoặc các vòng mạch như vòng mạch động mạch nối trước-dưới (AICA).
  • Ù tai chủ quan: Xuất phát từ nguyên nhân do người bệnh tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn trong một thời gian dài. Như tiếng ồn công nghiệp, tiếng súng, máy nổ hay nghe nhạc ở âm thanh quá lớn.

Nguyên nhân dẫn đến ù tai

Như chúng tôi chia sẻ bên trên bị đau tai ù tai có rất nhiều dạng khác nhau xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản như sau.

Nguyên nhân phổ biến gây ù tai, đau tai

Nguyên nhân dẫn đến ù tai

>>>>>Xem thêm: tiêm tế bào gốc là gì ?

  • Do tuổi tác: Một phần nguyên nhân ù tai, nghe kém xảy ra do tuổi tác. Nhất là khi bệnh nhân bước vào giai đoạn sau 60 tuổi. Mất thính giác tuổi già mà thuật ngữ y khoa còn gọi là điếc tuổi già có thể gây ra ù tai.
  • Tiếp xúc với tiếng ồn có tần suất âm thanh lớn: Đó là những tiếng động lớn chẳng hạn như các thiết bị máy móc, súng đạn, cưa xích.. Hay nghe nhạc từ các thiết bị như MP3, iPod trong một thời gian dài cũng có thể khiến bạn mắc chứng ù tai. Ngay cả việc bạn tham dự một buổi hòa nhạc lớn, tiếp xúc với tiếng ồn ngắn hạn. Nhưng với tần suất âm thanh cực lớn cũng rất dễ gây ra các tổn thương về mặt thính lực vĩnh viễn.
  • Do ráy tai: Ráy tai giúp bảo vệ ống tai, ngăn chặn bụi bẩn. Và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho tai. Đôi khi vì quá nhiều ráy tai tích tụ có thể gây ra chứng giảm thính lực, kích thích màng nhĩ dẫn đến ù tai.

Một vài nguyên nhân ít phổ biến khác

Một số nguyên nhân ít phổ biến khác phải kể đến như:

  • Bệnh Meniere: Là một chứng rối loạn tai trong mà nguyên nhân là do bất thường ở áp lực dịch tai trong.
  • Hội chứng rối loạn thái dương hàm: Do các vấn đề liên quan đến khớp thái dương hàm, khớp ở hai bên đầu trước tai. Vị trí xương hàm dưới gặp sọ có thể gây ra ù tai.
  • U dây thần kinh thính giác (Acoustic Schwannoma). Sự phát triển của khối u lành tính trên dây thần kinh sọ. Chạy từ não đến tai trong và chúng kiểm soát sự cân bằng và thính giác.
  • Co thắt cơ ở tai trong. Cơ ở tai trong có thể căng lên dẫn tới chứng ù tai, giảm thính lực… Sự co thắt cơ tai trong được phỏng đoán bởi nhiều nguyên nhân như các bệnh về thần kinh, bệnh đa xơ cứng và các lý do khác.

Rối loạn mạch máu có thể dẫn đến ù tai

Ở một số ít trường hợp ù tai còn có thể xuất hiện do rối loạn mạch máu hay còn gọi à ù tai dạng nhịp điệu. Các nguyên nhân chủ yếu gồm có:

  • Xơ vữa động mạch: Thường do tuổi tác và sự tích tụ cholesterol cũng như các chất lắng đọng khác
  • Khối u đầu và cổ: Các khối u xuất hiện đè lên các mạch máu ở trong đầu hoặc cổ gây nên tình trạng ù tai
  • Huyết áp cao: Tăng huyết áp và các yếu tố khác làm tăng huyết áp chẳng hạn như rượu, Caffeine…
  • Dị tật mao mạch: hay còn biết đến là tình trạng dị dạng động tĩnh mạch. Do sự kết nối bất thường của động mạch và tĩnh mạch gây ù tai.

Do sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra chứng ù tai hoặc làm nặng thêm tình trạng ù tai bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh, bao gồm polymyxin B, erythromycin, vancomycin và neomycin
  • Thuốc điều trị ung thư.

Ai thường dễ bị mắc ù tai nhất

Đau tai ù tai là bệnh gì? Chắc hẳn bạn đã nắm rõ. Ai thường dễ mắc phải? Hầu hết bệnh xảy ra không phân biệt độ tuổi, giới tính. Bị đau tai và ù tai có thể xảy ra ở bất kỳ ai mà phải kể đến các đối tượng dễ mắc nhất sau:

Ai thường dễ bị mắc ù tai nhất

  • Người tiếp xúc với tiếng ồn lớn và trong một thời gian dài do sự tác động của môi trường làm việc.
  • Tuổi tác: Ở lứa tuổi sau 60 thì nguy cơ về bệnh sẽ cao hơn. Bởi khi gia đi số lượng cá sợi dây thần kinh hoạt động trong tai. Sẽ giảm do đó chúng có thể gây ra các vấn đề về thính giác
  • Do sử dụng thuốc lá, chất kích thích: Người thường xuyên sử dụng thuốc lá và các chất kích thích sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
  • Người mắc các chứng bệnh liên quan đến tim mạch sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu lưu thông và dễ mắc chứng ù tai, đau tai.

Biến chứng của bệnh ù tai

Cách chữa đau tai ù tai có rất nhiều biện pháp từ dân gian hay các biện pháp để điều trị tức thời. Tuy vậy thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa vẫn là lời khuyên được đưa ra. Xử lý bệnh ù tai, đau tai để ngăn ngừa các biến chứng. Một số biến chứng của bệnh ù tai phải kể đến như:

  • Mệt mỏi
  • Căng thẳng
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Khó tập trung
  • Vấn đề trí nhớ
  • Phiền muộn
  • Lo lắng và cáu kỉnh

Kết luận

Đau tai, ù tai dấu hiệu và các nguyên nhân bạn cần biết để có biện pháp thăm khám xử lý kịp thời. Hy vọng rằng các chia sẻ từ Premium Therapy  giúp bạn có thêm những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – Đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương:

Mối liên quan giữa tai – mũi – họng có thể bạn chưa biết?

Tai mũi họng liên quan đến nhau như thế nào? Chắc hẳn đó là thắc mắc chung của nhiều người. Chúng ta thường nghe đến các bệnh lý liên quan đến tai, mũi, họng nhưng không hiểu vì sao chúng  lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bài viết sau đây sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc của bạn.

Tai mũi họng liên quan đến nhau như thế nào?

Hệ cơ quan tai- mũi- họng thông với nhau theo một tổ hợp. Gồm xoang thông với mũi, mũi họng thông với tai và xương chũm qua vòi nhĩ. Ở cơ quan tai mũi họng các hệ thống mạch máu cũng như thần kinh rất phong phú. Chúng nằm dưới lớp niêm mạc mỏng và khá nhạy cảm.

Tai mũi họng liên quan đến nhau như thế nào?

  • Hốc Tai Mũi Họng thông với nhau nên khi bị thương chúng dễ nhiễm khuẩn. Lan từ hốc này sang hốc khác: Xoang trán rất dễ bị viêm khi bị viêm mũi. Ngoài ra các vết thương xoang trán là vết thương kín và dễ chứa dị vật như đạn, đá, đất…
  • Tai Mũi Họng nằm ở gần các cơ quan quan trọng như: Màng não, não, mê đạo, các dây thần kinh, mạch máu lớn.

Chính bởi các đặc điểm trên mà các bệnh lý về tai mũi họng chủ yếu liên quan đến những tổn thương niêm mạc. Do yếu tố kích thích hoặc từ các tác nhân gây bệnh khác nhau.

Những đặc điểm bệnh lý ở tai mũi họng

Vì những cấu tạo theo một thể thống nhất và liên quan tới nhau của tai mũi họng. Mà các bệnh lý xảy ra ở một trong các cơ quan trên chúng rất dễ lây lan cho các bộ phận còn lại và việc điều trị trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Ví dụ điển hình như: Khi bị viêm họng sẽ rất dễ lên tình trạng viêm mũi. Viêm thanh quản bởi họng- mũi- thanh quản thông với nhau. Ngoài ra viêm họng, viêm mũi lại là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm xoang.

Bên cạnh đó tai mũi họng thông với môi trường bên ngoài nên các yếu tố bệnh lý thuộc cơ quan trên. Còn có thể do nhiễm khuẩn và dị ứng với các tác nhân từ môi trường bên ngoài.

Nhiễm khuẩn thường xảy ra là do vi khuẩn hoặc virus từ môi trường bên ngoài xâm nhập. Tấn công còn dị ứng là sự kết hợp của yếu tố cơ địa nhạy cảm và sự thay đổi của môi trường. Như nhiệt độ, thời tiết hay các tác nhân kích thích khác nhau.  Một số bệnh lý phổ biến ở tai mũi họng phải kể đến như sau:

Viêm mũi- họng cấp tính

Viêm mũi- họng cấp tính

>>>> Xem thêm: tiêm tế bào gốc là gì ?

Đây là một trong những bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở nhiều đối tượng và nhất là trẻ em. Viêm mũi- viêm họng xảy ra khi toàn bộ niêm mạc mũi và họng bị tấn công và gây tổn thương do vi khuẩn và virus.  Bệnh nhân mắc chứng viêm mũi, viêm họng với biểu hiện ban đầu là đau rát họng, ho, ho khan, ho có đờm. Đôi khi sốt có thể lên tới 40 độ C, cơ thể đau nhức, háo nước.

Với chứng viêm mũi, viêm họng bệnh nhân sẽ xuất hiện dịch mũi tiết nhiều. Thường  dịch mũi sẽ tiết màu xanh với nguyên nhân là do vi khuẩn. Còn dịch trong thì do virus tấn công khiến người bệnh có thế ngạt một hoặc hai bên mũi và gây cảm giác khó thở.

Viêm Amidan

Amidan được biết là một tuyến hạch bạch huyết nhỏ và rất dễ bị viêm nhiễm . Viêm Amidan là một bệnh lý liên quan đến tổ hợp tai, mũi, họng. Mà chủ yếu nguyên nhân là do virus hoặc vi khuẩn tấn công với các đợt viêm cấp kéo dài từ 7-10 ngày.

Bệnh nhân nhiễm bệnh Amidan sưng viêm, phù nề, gây ra các triệu chứng đau họng, cảm giác khó nuốt, đau rát và dễ ho. Amidan càng sưng viêm to thì cảm giác đau sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Đôi khi cơn đau có thể nhói lên tai, lên đầu kèm theo sự thay đổi giọng nói và làm suy giảm sức khỏe.

Để điều trị viêm Amidan người ta sẽ căn cứ theo tác nhân gây bệnh. Đồng thời sẽ nâng cao thể trạng, sức đề kháng và giảm các triệu chứng viêm nhiễm.

Viêm tai giữa

Đây là biểu hiện của giai đoạn bệnh thứ phát thường xảy ra sau một đợt viêm mũi họng. Hoặc viêm VA cấp mà không được điều trị dứt điểm.

Triệu chứng bệnh diễn biến theo từng giai đoạn gồm có đau tai, sốt, ù tai và nghe kém… Bệnh tiến triển từ giai đoạn xung huyết, ứ mủ cho đến chảy mủ… Với các triệu chứng trên người bệnh cảm thấy rất khó chịu và cần được điều trị bởi các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra có chu kỳ và phổ biến nhất vào các thời điểm giao mùa. Khi có sự thay đổi đột ngột của thời tiết kết hợp với các tác nhân gây kích thích niêm mạc mũi.

Triệu chứng của bệnh gồm có: Chảy nước mắt, đỏ mắt, hắt hơi, ngứa mũi và đau rát vùng họng…

Viêm mũi xoang

Đây là một trong các căn bệnh phổ biến liên quan tới tai, mũi, họng. Mà nguyên nhân chính cũng là do vi khuẩn, virus, nấm hoặc dị ứng.

Viêm xoang là tình trạng niêm mạc lòng các xoang bị viêm và ứ dịch, thường kết hợp với viêm mũi.

Ở thể bệnh cấp tính bệnh nhân còn có các triệu chứng. Điển hình như: Sốt, khô môi, ngạt tắc mũi, đau nhức vùng sọ mặt với các vùng xoang bị viêm và chảy nước mũi…

Viêm mũi xoang mãn tính sẽ xảy ra khi bị viêm cấp tính và chúng tái phát nhiều lần gây ra các tổn thương nặng và rất khó hồi phục. Hầu hết các trường hợp viêm xoang mãn tính sẽ được xử lý bằng việc loại bỏ dịch tắc thông qua dẫn lưu và thông khí.

Tai mũi họng liên quan gì đến những bệnh lý khác

Tai, mũi, họng là tổ hợp của hệ thống nghe, hô hấp, đường ăn, đường thở. Chính bởi thế các tổn thương ở bộ phận liên kết nối trên có thể gây ảnh hưởng đến các bệnh lý khác thuộc thần kinh trung ương, hô hấp, tiêu hóa… Một số bệnh lý liên quan từ tai mũi họng phải kể đến như sau.

Tai mũi họng liên quan gì đến những bệnh lý khác

Bệnh nội khoa

Tai mũi họng có quan hệ mật thiết với các bệnh nội khoa như:

  • Chảy máu mũi, giãn tĩnh mạch đáy lưỡi, viêm xoang… Bệnh Rendu – Osler với sự xuất hiện của các u mạch máu ở niêm mạc mũi và họng khiến cho bệnh nhân có thể khạc ra máu.
  • Các dị ứng thường trú ở khu vực mũi và xoang gây ra viêm mũi, viêm xoang
  • Nhức đầu cũng có thể là bệnh lý xảy ra liên quan đến chuyên khoa nội, ngoại, mắt, răng, hàm, mặt… Mà nguyên nhân phổ biến còn là do tai mũi họng

Bệnh ngoại khoa

  • Bệnh lý tai, mũi, họng còn liên quan đến các bệnh ngoại khoa ở vùng cổ mặt. Điển hình như: Ung thư thanh quản, ung thư hạ họng, u thành bên họng, bướu tuyến giáp hay chấn thương cổ mặt…
  • Chuyên khoa tai mũi họng còn giúp phẫu thuật lồng ngực. Trong việc chẩn đoán các bệnh ở phế quản, soi hút đờm trong phế quản

Khoa Răng – Hàm – Mặt

Răng hàm mặt được coi là có mối liên hệ mật thiết với tai mũi họng. Các chẩn đoán liên quan giữa tai, mũi họng có thể ảnh hưởng đến răng hàm mặt như sau:

  • Sâu răng: Có thể gây viêm xoang hàm. Ngược lại thì viêm xoang cũng có thể khiến bệnh nhân cảm nhận thấy vấn đề nhức răng.
  • U nang chân răng và u nang răng sinh: Đặc biệt ở vùng xương hàm trên chúng có thể xâm nhập vào xoang hàm, gây ra bệnh viêm xoang
  • Đau dây thần kinh tam thoa chính là do viêm xoang
  • Răng mọc lạc chỗ ở khu vực mũi và xoang gây ra các trở ngại cho một vài thủ thuật liên quan tới tai mũi họng. Như chọc xoang hàm hay mổ vách ngăn…

Khoa Mắt

Mắt được bao vây bởi xoang mặt gồm phía dưới, phía trong và phía trên. Chính bởi vậy mắt rất dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh của xoang. Với các bệnh lý liên quan như:

  • Viêm thần kinh thị giác hậu nhãn cầu: Viêm xoang thường làm giảm thị lực và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mù.
  • U nhầy xoang trán và xoang sàng: Biểu thị bằng việc xuất hiện u ở góc trong và trên ổ mắt và đẩy lồi nhãn cầu ra phía trước.
  • Viêm ổ mắt và bộ phận phụ: Bệnh viêm xoang còn có thể gây ra viêm tấy ổ mắt và dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch xoang hang. Bao gồm các biểu hiện như: Sưng mí mắt phù nề kết mạc, giãn tĩnh mạch, mất thị lực, lồi nhãn cầu… Viêm màng não và có khi tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Kết luận

Tai mũi họng liên quan đến nhau như thế nào? Đặc điểm và các bệnh lý liên quan chắc chắn bạn đã nắm rõ được. Hy vọng rằng các chia sẻ từ Premium Therapy sẽ giúp bạn có thêm phần kiến thức quý báu trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Hãy lắng nghe cơ thể và liên hệ thăm khám ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu gì nhé!

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – Đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương:

Cyberchondria – Chuẩn bệnh bằng “Bác sĩ Google”

Chỉ cần gõ những triệu chứng đang gặp của bản thân lên Google. Bạn sẽ được trả về rất rất nhiều kết quả từ bệnh nhẹ đến hẳn những căn bệnh quái gở. Một cái ho nhẹ, vài lần nhức đầu? Cần gì đến gặp bác sĩ, giờ đây chỉ cần tra cứu một dấu hiệu sức khỏe trên Google. Thì hàng loạt thông tin về loại bệnh, cách chữa trị sẽ xuất hiện ngay lập tức. Dù các thông tin về triệu chứng trên mạng chỉ đúng hơn 50%. Nhưng ta vẫn ưa chuộng việc tự tra cứu hơn sự thật đến gặp bác sĩ. Hành động này phổ biến đến mức được đặt tên là hội chứng Cyberchondria.

Cyberchondria có phải là hội chứng phổ biến và xảy ra ở nhiều người hiện nay trước những tiếp cận bởi internet toàn cầu? Những biểu hiện bất thường của cơ thể thay vì hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ thì bạn nghĩ ngay đến chuyên gia Google.

Vậy nên, nếu bạn đang trong trạng thái lo lắng vì mới vừa tự tra cứu, hay chuẩn bị hỏi “bác sĩ” Google. Bài viết sau đây có khi sẽ thay đổi suy nghĩ của bạn về hành động tưởng chừng vô hại này đấy.

Điều gì tạo ra Cyberchondria

Điều gì tạo ra Cyberchondria

1. Các nỗi sợ hãi sẵn có

Nỗi sợ hãi sẵn có, luôn thường trực trong tâm trí khiến bạn có tâm thế tự tìm kiếm thông tin y khoa. Hơn là tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ hay chuyên gia khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

2. Nỗi sợ hãi với sự không chắc chắn

Nỗi sợ với những điều không chắc chắn, rất mơ hồ dễ khiến con người cảm thấy lo âu, suy nghĩ đắn đo. Vì vậy, bạn cần một lời giải thích “hợp lý” cho những triệu chứng mình đang gặp.

3. Thuật toán từ công cụ tìm kiếm

Mọi thông tin cho các câu hỏi của bạn đều có sự giải đáp bởi google. Tuy vậy google cũng được lập trình để tối ưu những kết quả dựa trên từ khóa bạn tìm kiếm. Cách bạn đặt câu hỏi sẽ ảnh hưởng đến những thông tin mà bạn nhận được. Ví dụ điển hình như sau:  Nếu bạn đặt câu hỏi liên quan đến “ Ho khan là dấu hiệu bệnh gì?”. Thì một loạt các loại bệnh liên quan đến dấu hiệu ho khan sẽ xuất hiện.

Hoặc câu hỏi liên quan đến một bệnh tổng quát như: “ Đâu là dấu hiệu của trầm cảm?. Thì một loạt các dấu hiệu chung chung của bệnh trầm cảm sẽ xuất hiện. Chính bởi vậy “ bác sĩ Google” chỉ có thể đưa ra các thông tin bạn tìm kiếm. Thay vì việc đưa ra thông tin áp dụng riêng cho trường hợp của bạn.

4. Sự trấn an nhằm giảm tải lo lắng

Không phủ nhận rằng việc tìm kiếm và cho ra kết quả tức. Thì với những kết quả tốt sẽ phần nào giúp người bệnh thở phào. Giảm tải đi những lo lắng phiền muộn về dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Khi đang không biết bản thân mắc bệnh gì thì chính việc tìm kiếm thông tin. Và có được kết quả tốt giúp người ta xoa dịu cảm giác mơ hồ. Kèm với nguyên nhân, điều này vô tình tạo nên một vòng lặp tìm kiếm-lo âu không hồi kết. Cùng một vấn đề mắc phải nhưng mỗi một cách tra cứu lại có những lợi ích và tác hại cũng như hệ luỵ khác nhau.

Thời đại bùng nổ của công nghệ kết hợp quá trình truyền tải dữ liệu toàn cầu. Do vậy ngày càng có nhiều người chuyển sang các hình thức tư vấn ý tế trực tuyến. Thay vì đến trực tiếp bệnh viện hay các phòng khám.

Không phủ nhận vai trò của internet trên nhiều lĩnh vực của đời sống, tuy vậy cách tra cứu thông tin ra sao? Chắt lọc kết quả nhận được như thế nào lại là vấn đề cần phải bàn lại.

Cách tra cứu “vừa đủ” để tối ưu lợi ích thông tin về sức khỏe

Cách tra cứu “vừa đủ” để tối ưu lợi ích thông tin về sức khỏe

Thay vì tìm kiếm các thông tin chung chung liên quan đến triệu chứng, nguyên nhân, biểu hiện của bất kể bệnh gì thì đây là những thông tin mà bạn có thể Google:

  • Địa điểm thăm khám sức khỏe uy tín, đáng tin cậy
  • Thông tin của bác sĩ điều trị: nơi công tác, chuyên môn, thành tựu,…
  • Những thông tin mới cập nhật của một chứng bệnh điển hình (ví dụ như COVID-19)
  • Cách đọc kết quả xét nghiệm (các chỉ số của kết quả phản ánh điều gì?)
  • Cần lưu ý những gì sau khi đã có kết quả chẩn đoán (chế độ ăn uống khi điều trị, kiêng cữ)

Premium Therapy cũng gợi ý bạn những cái “không” sau đây giúp không bước qua vòng xoáy cyberchondria

Cyberchondria

  • Không vội tin các thông tin đọc trên mạng bởi kết quả tra cứu được của một thông tin là thuật toán của google với nhiều các kết quả có giá trị tương tự hoặc gần giống nhau
  •  Không vội đưa ra kết luận khi chưa tham vấn cùng bác sĩ. Gặp gỡ trao đổi và thăm khám trực tiếp là cách bạn có được kết quả chính xác nhất về hiện trạng vấn đề
  •  Không vội tìm cách tự chữa trị khi chưa có kết luận từ bác sĩ bởi các chữa trị theo chỉ dẫn của mạng internet không thể áp dụng theo một công thức chung cho từng trường hợp bệnh.

Ngoài ra, hãy cẩn thận với những website mà bạn dùng làm nguồn tham khảo để tránh tin giả, hay các thông tin với mục đích quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Những thông tin này thường dễ kích thích nỗi lo sợ của bạn hơn.

Để có được các giải pháp và liệu trình chăm sóc sức khỏe đến từ công nghệ hàng đầu của Đức tại Việt Nam với sự hỗ trợ của các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu hãy cùng Premium Therapy chăm sóc sức khoẻ chủ động.

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương: