Trang chủ / Thông tin y học

Cyberchondria – Chuẩn bệnh bằng “Bác sĩ Google”

Chỉ cần gõ những triệu chứng đang gặp của bản thân lên Google. Bạn sẽ được trả về rất rất nhiều kết quả từ bệnh nhẹ đến hẳn những căn bệnh quái gở. Một cái ho nhẹ, vài lần nhức đầu? Cần gì đến gặp bác sĩ, giờ đây chỉ cần tra cứu một dấu hiệu sức khỏe trên Google. Thì hàng loạt thông tin về loại bệnh, cách chữa trị sẽ xuất hiện ngay lập tức. Dù các thông tin về triệu chứng trên mạng chỉ đúng hơn 50%. Nhưng ta vẫn ưa chuộng việc tự tra cứu hơn sự thật đến gặp bác sĩ. Hành động này phổ biến đến mức được đặt tên là hội chứng Cyberchondria.

Cyberchondria có phải là hội chứng phổ biến và xảy ra ở nhiều người hiện nay trước những tiếp cận bởi internet toàn cầu? Những biểu hiện bất thường của cơ thể thay vì hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ thì bạn nghĩ ngay đến chuyên gia Google.

Vậy nên, nếu bạn đang trong trạng thái lo lắng vì mới vừa tự tra cứu, hay chuẩn bị hỏi “bác sĩ” Google. Bài viết sau đây có khi sẽ thay đổi suy nghĩ của bạn về hành động tưởng chừng vô hại này đấy.

Điều gì tạo ra Cyberchondria

Điều gì tạo ra Cyberchondria

1. Các nỗi sợ hãi sẵn có

Nỗi sợ hãi sẵn có, luôn thường trực trong tâm trí khiến bạn có tâm thế tự tìm kiếm thông tin y khoa. Hơn là tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ hay chuyên gia khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

2. Nỗi sợ hãi với sự không chắc chắn

Nỗi sợ với những điều không chắc chắn, rất mơ hồ dễ khiến con người cảm thấy lo âu, suy nghĩ đắn đo. Vì vậy, bạn cần một lời giải thích “hợp lý” cho những triệu chứng mình đang gặp.

3. Thuật toán từ công cụ tìm kiếm

Mọi thông tin cho các câu hỏi của bạn đều có sự giải đáp bởi google. Tuy vậy google cũng được lập trình để tối ưu những kết quả dựa trên từ khóa bạn tìm kiếm. Cách bạn đặt câu hỏi sẽ ảnh hưởng đến những thông tin mà bạn nhận được. Ví dụ điển hình như sau:  Nếu bạn đặt câu hỏi liên quan đến “ Ho khan là dấu hiệu bệnh gì?”. Thì một loạt các loại bệnh liên quan đến dấu hiệu ho khan sẽ xuất hiện.

Hoặc câu hỏi liên quan đến một bệnh tổng quát như: “ Đâu là dấu hiệu của trầm cảm?. Thì một loạt các dấu hiệu chung chung của bệnh trầm cảm sẽ xuất hiện. Chính bởi vậy “ bác sĩ Google” chỉ có thể đưa ra các thông tin bạn tìm kiếm. Thay vì việc đưa ra thông tin áp dụng riêng cho trường hợp của bạn.

4. Sự trấn an nhằm giảm tải lo lắng

Không phủ nhận rằng việc tìm kiếm và cho ra kết quả tức. Thì với những kết quả tốt sẽ phần nào giúp người bệnh thở phào. Giảm tải đi những lo lắng phiền muộn về dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Khi đang không biết bản thân mắc bệnh gì thì chính việc tìm kiếm thông tin. Và có được kết quả tốt giúp người ta xoa dịu cảm giác mơ hồ. Kèm với nguyên nhân, điều này vô tình tạo nên một vòng lặp tìm kiếm-lo âu không hồi kết. Cùng một vấn đề mắc phải nhưng mỗi một cách tra cứu lại có những lợi ích và tác hại cũng như hệ luỵ khác nhau.

Thời đại bùng nổ của công nghệ kết hợp quá trình truyền tải dữ liệu toàn cầu. Do vậy ngày càng có nhiều người chuyển sang các hình thức tư vấn ý tế trực tuyến. Thay vì đến trực tiếp bệnh viện hay các phòng khám.

Không phủ nhận vai trò của internet trên nhiều lĩnh vực của đời sống, tuy vậy cách tra cứu thông tin ra sao? Chắt lọc kết quả nhận được như thế nào lại là vấn đề cần phải bàn lại.

Cách tra cứu “vừa đủ” để tối ưu lợi ích thông tin về sức khỏe

Cách tra cứu “vừa đủ” để tối ưu lợi ích thông tin về sức khỏe

Thay vì tìm kiếm các thông tin chung chung liên quan đến triệu chứng, nguyên nhân, biểu hiện của bất kể bệnh gì thì đây là những thông tin mà bạn có thể Google:

  • Địa điểm thăm khám sức khỏe uy tín, đáng tin cậy
  • Thông tin của bác sĩ điều trị: nơi công tác, chuyên môn, thành tựu,…
  • Những thông tin mới cập nhật của một chứng bệnh điển hình (ví dụ như COVID-19)
  • Cách đọc kết quả xét nghiệm (các chỉ số của kết quả phản ánh điều gì?)
  • Cần lưu ý những gì sau khi đã có kết quả chẩn đoán (chế độ ăn uống khi điều trị, kiêng cữ)

Premium Therapy cũng gợi ý bạn những cái “không” sau đây giúp không bước qua vòng xoáy cyberchondria

Cyberchondria

  • Không vội tin các thông tin đọc trên mạng bởi kết quả tra cứu được của một thông tin là thuật toán của google với nhiều các kết quả có giá trị tương tự hoặc gần giống nhau
  •  Không vội đưa ra kết luận khi chưa tham vấn cùng bác sĩ. Gặp gỡ trao đổi và thăm khám trực tiếp là cách bạn có được kết quả chính xác nhất về hiện trạng vấn đề
  •  Không vội tìm cách tự chữa trị khi chưa có kết luận từ bác sĩ bởi các chữa trị theo chỉ dẫn của mạng internet không thể áp dụng theo một công thức chung cho từng trường hợp bệnh.

Ngoài ra, hãy cẩn thận với những website mà bạn dùng làm nguồn tham khảo để tránh tin giả, hay các thông tin với mục đích quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Những thông tin này thường dễ kích thích nỗi lo sợ của bạn hơn.

Để có được các giải pháp và liệu trình chăm sóc sức khỏe đến từ công nghệ hàng đầu của Đức tại Việt Nam với sự hỗ trợ của các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu hãy cùng Premium Therapy chăm sóc sức khoẻ chủ động.

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương: