Trang chủ / Thông tin y học

Mệt Mỏi Kéo Dài – Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Mệt mỏi kéo dài hay còn gọi là mệt mỏi mãn tính là tình trạng sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhiều người trong chúng ta. Chúng ta không thể tránh khỏi cảm giác mệt mỏi khi học tập hoặc làm việc và vận động quá sức. Tuy nhiên, nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài và kèm theo nhiều triệu chứng khác như khó thở, đau nhức cơ thể, sụt cân đột ngột… Thì bạn cần kiểm tra sức khỏe ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn.

mệt mỏi kéo dài
Mệt mỏi kéo dài là tình trạng sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhiều người

Mệt mỏi kéo dài có những dấu hiệu nào?

Việc xác định và phân biệt tình trạng mệt mỏi kéo dài với các triệu chứng mệt mỏi thông thường rất đơn giản và phụ thuộc vào thời điểm và thời gian mỗi người trải qua cảm giác chán nản và mệt mỏi.

Một người được chuẩn đoán là mệt mỏi mãn tính khi có từ 5 dấu hiệu trở lên theo hướng dẫn về hội chứng mệt mỏi kéo dài của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh của Mỹ (CDC):

  • Mệt mỏi kéo dài hơn 6 tháng và đã được loại trừ hết các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý
  • Thường xuyên bị mệt mỏi, kéo dài hơn 24 giờ khi vận động ở mức gắng sức nhẹ hoặc trung bình.
  • Thường xuyên buồn ngủ, thèm ngủ bất thường
  • Cảm thấy đau cơ, đau khớp, mà không có bất kỳ bằng chứng xét nghiệm cho thấy có tình trạng viêm cơ, khớp
  • Suy giảm trí nhớ, khó tập trung, khó ổn định cảm xúc
  • Cảm giác mệt mỏi, bơ phờ, uể oải sau khi ngủ dậy
  • Đau đầu, nổi hạch ở vùng nách hoặc cổ

Cần đi khám bác sĩ ngay nếu bạn xuất hiện tình trạng mệt mỏi kèm theo các dấu hiệu sau đây:

  • Giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên do
  • Đau đầu, chóng mặt dữ dội
  • Mạch đập không đều, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim…
  • Bị khó thở, thở hụt hơi
  • Đau bụng dữ dội
  • Sốt và đổ mồ hôi trộm nhiều khi về đêm
  • Da xanh xao, vàng vọt, mất cảm giác…
Mệt mỏi kéo dài có những dấu hiệu nào?
Việc xác định mệt mỏi kéo dài phụ thuộc vào thời điểm và thời gian mỗi người trải qua cảm giác chán nản và mệt mỏi

Nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi kéo dài

Nguyên nhân bệnh lý do thiếu máu

Khi cơ thể bị thiếu máu, khả năng trao đổi chất dinh dưỡng và oxy với tế bào bị suy giảm. Vì vậy, thiếu máu có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài, uể oải, thiếu năng lượng. Ngoài ra, do lượng máu cung cấp lên não không đủ nên thường xuyên xảy ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

Nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa

Tuyến giáp là cơ quan sản xuất hormone liên quan trực tiếp đến quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng. Vì vậy, khi tuyến giáp hoạt động bất thường, lượng hormone này được sản xuất quá nhiều hoặc quá ít khiến quá trình trao đổi chất bị gián đoạn. Cơ thể không cung cấp đủ năng lượng nên người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi.

Do ảnh hưởng của huyết áp

Huyết áp cao hay thấp và thuốc điều trị huyết áp đều có thể gây mệt mỏi. Mệt mỏi cũng là một dấu hiệu quan trọng cho thấy thận của bạn có vấn đề, chẳng hạn như chức năng lọc máu bị trục trặc có thể dẫn đến huyết áp cao và thiếu máu, khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. Huyết áp thấp thường khiến người bệnh chóng mặt và buồn ngủ.

Nguyên nhân bệnh lý

  • Do bệnh nhiễm trùng gây sốt: Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt nếu chúng kèm theo sốt. Nếu bộ phận bị bệnh là các cơ quan nội tạng như phổi, tủy xương, cơ tim thì tình trạng mệt mỏi sẽ rất trầm trọng.
  • Do các bệnh liên quan đến tai – mũi – họng: Các bênh như viêm mũi mãn tính (dị ứng), viêm xoang, sưng amidan và ngưng thở khi ngủ đều có thể gây rối loạn giấc ngủ và làm giảm lượng oxy cung cấp cho tế bào. Điều này gây nên cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi và cáu kỉnh thường xuyên.
  • Do bệnh tim: Mệt mỏi có thể là dấu hiệu đầu tiên của các vấn đề về tim, rối loạn nhịp tim, bệnh động mạch vành và nhồi máu cơ tim. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard ở Mỹ cho biết 71% phụ nữ cảm thấy mệt mỏi trong một tháng trước khi bị đau tim và 43% cảm thấy mệt mỏi khi bị đau tim nhẹ.
  • Do bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao bất thường. Họ thường cảm thấy mệt mỏi dai dẳng, kéo dài, mờ mắt, khát nước quá mức và uống nhiều.
  • Do bệnh ung thư: Mệt mỏi mãn tính là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân ung thư và thường là triệu chứng đáng lo ngại nhất. Lý do vì mệt mỏi liên quan đến các yếu tố như thiếu máu, lo lắng, trầm cảm và tác dụng phụ của điều trị ung thư.
Nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi kéo dài
Mệt mỏi kéo dài có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân tâm lý

  • Do căng thẳng mãn tính: Khi gặp căng thẳng, một loạt thay đổi nội tiết tố sẽ xảy ra trong cơ thể, đặc biệt liên quan đến việc giải phóng cortisol. Cortisol thường được gọi là “hormone căng thẳng” và đóng vai trò quan trọng trong phản ứng của cơ thể với căng thẳng. Khi căng thẳng tăng lên, tuyến thượng thận sẽ tiết ra nhiều cortisol vào máu hơn. Nồng độ cortisol tăng lên sẽ kích hoạt một loạt phản ứng sinh lý, bao gồm cả việc huy động nguồn năng lượng dự trữ. Nhu cầu năng lượng liên tục, kết hợp với sự gián đoạn của nhịp sinh học bình thường, có thể dẫn đến mệt mỏi mãn tính.
  • Do trầm cảm: Thường xuyên mệt mỏi và thiếu năng lượng là một trong những triệu chứng của bệnh trầm cảm. Đó là do trầm cảm ảnh hưởng rất lớn đến não, làm giảm sản xuất hormone serotonin – loại hormone quan trọng giúp điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể. Vì vậy, mệt mỏi mãn tính thường gặp ở những người bị trầm cảm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, trầm cảm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
  • Do suy nhược thần kinh: Triệu chứng phổ biến nhất của suy nhược thần kinh là mệt mỏi. Những người mắc bệnh này không thể phục hồi thể lực ngay cả khi được nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Thậm chí họ có thể cảm thấy càng ngủ càng yếu hơn. Kèm theo đó là cảm giác chán nản, khó chịu, bồn chồn, nằm trên giường suy nghĩ lung tung, khó ngủ.

Nguyên nhân từ lối sống và sinh hoạt

  • Do ăn uống chưa hợp lý: Ăn quá ít hoặc ăn sai loại thực phẩm có thể gây mệt mỏi kéo dài. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng giúp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường và giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi khi lượng đường trong máu giảm xuống. Hãy nhớ luôn ăn sáng và cố gắng bổ sung thêm protein, carbohydrate phức hợp vào mỗi bữa ăn. Bạn cũng nên ăn nhiều bữa nhỏ và ăn nhẹ trong ngày để tiếp tục cung cấp năng lượng.
  • Do quá liều caffeine: Liều caffeine vừa phải có thể làm tăng sự tỉnh táo và tập trung. Nhưng quá nhiều có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp và bồn chồn và mệt mỏi ở một số người. Bạn cần giảm dần lượng cà phê, trà, sô cô la, nước ngọt và bất kỳ loại thuốc nào có chứa caffeine. Dừng đột ngột có thể gây ra hiện tượng cai caffeine và tăng thêm mệt mỏi.
  • Do rối loạn giấc ngủ khi làm việc theo ca: Làm việc hoặc đổi ca vào ban đêm có thể làm gián đoạn đồng hồ sinh học của cơ thể. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi khi cần phải duy trì tỉnh táo. Và bạn có thể khó ngủ vào ban ngày. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khi cần nghỉ ngơi. Bố trí cho căn phòng của bạn thật tối, yên tĩnh và mát mẻ để dễ vào giấc ngủ hơn.
Nguyên nhân từ lối sống và sinh hoạt
Mệt mỏi kéo dài còn có thể do nguyên nhân tâm lý và chế độ sinh hoạt không phù hợp

Hướng điều trị tích cực để giảm thiểu tình trạng mệt mỏi kéo dài

  • Xây dựng lối sống lành mạnh

Chúng ta nên bắt đầu điều chỉnh thói quen sinh hoạt dần theo hướng tích cực. Bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và phân bổ thời gian học tập. Làm việc một cách khoa học thì bạn mới có thể làm việc hiệu quả, tránh mệt mỏi. Ngoài ra, không nên lạm dụng các chất kích thích vì có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

  • Luyện tập thể dục đều đặn

Hoạt động thể chất có thể giúp bạn tăng năng lượng bằng cách thúc đẩy giải phóng các chất hóa học quan trọng trong não. Như serotonin và dopamine giúp cải thiện tâm trạng, giảm mệt mỏi.

  • Cải thiện bằng thuốc

Các triệu chứng quan trọng phổ biến nhất của hội chứng mệt mỏi là: đau cơ xương, nhức đầu, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm trạng, rối loạn giấc ngủ và rối loạn chức năng nhận thức. Thuốc giảm đau chống viêm như ibuprofen và naproxen có thể giúp giảm đau cơ xương, đau đầu và sốt. Thuốc chống trầm cảm làm giảm trầm cảm và lo lắng, tăng cường sự tập trung và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Từ đó giảm mức độ mệt mỏi…

  • Điều hòa nội tiết tố trong cơ thể bằng liệu pháp Hormone tự nhiên

Liệu pháp hormone được xem như một phương pháp điều trị tự nhiên toàn diện, có thể cung cấp các lựa chọn thay thế cho y học truyền thống. Liệu pháp này tập trung vào sự điều hòa nội tiết tố và các cơ quan bị rối loạn chức năng. Là chìa khóa để giúp khách hàng cải thiện tình trạng bệnh tật và nâng cao sức khỏe.

Hướng điều trị tích cực để giảm thiểu tình trạng mệt mỏi kéo dài
Điều trị tích cực bằng liệu pháp Hormone tự nhiên để giảm thiểu tình trạng mệt mỏi kéo dài

Hiện nay, Premium Therapy là đại diện hợp pháp duy nhất của Viện trị liệu y học tái tạo nội tiết Duale Medizin – CHLB Đức tại Việt Nam. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về Liệu pháp hormone tại CHLB Đức. Vui lòng liên hệ Hotline 09 119 10 119 hoặc đăng ký tại đây để được hỗ trợ chi tiết nhất.

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – Đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương:

  •     Lầu 3, Master Building, 41 – 43 Trần Cao Vân, Quận 3, Tp.HCM
  •     Tel: 028 3929 1119
  •     Hotline: 09 119 10 119
  •     Website: www.premiumtherapy.vn
  •     Fanpage: Premium Therapy