Trang chủ / Thông tin y học

7 thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe mà bạn cần thực hiện

Bạn đã từng tìm hiểu về thói quen ăn uống chưa? Dưới đây là 7 thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe mà bạn cần thực hiện. Tham khảo ngay nhé!

7 thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe là gì?

Chia nhỏ bữa ăn

Vì sao chúng ta nên chia nhỏ bữa ăn thay vì tập trung vào ba bữa chính?

Chia nhỏ bữa ăn giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng cường năng lượng và giảm cảm giác thèm ăn. Chế độ ăn lý tưởng nhất là ba bữa chính kết hợp với hai bữa ăn nhẹ, vừa giúp giảm cân lại duy trì trọng lượng cơ thể.

Kết hợp tinh bột với đạm hoặc chất béo

Nhiều bạn trẻ xem tinh bột như kẻ thù vì cho rằng nó là nguyên nhân gây nên béo phì. Tuy nhiên, tinh bột là một trong những nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể. Tinh bột gây nhiều tác hại đến sức khỏe là vì cơ thể có khả năng chuyển hóa tinh bột thành đường glucose để tạo thành năng lượng nhanh hơn đạm hoặc chất béo. Lượng đường máu cao có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hormone insulin, gây nên tiểu đường.

Đừng nên sợ chất béo

Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất hiện nay là cắt giảm chất béo trong khẩu phần ăn. Nhưng họ đâu biết rằng, các loại chất béo tốt cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cơ thể.

Chất béo giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như:

  • Hấp thụ chất béo hòa tan, giúp da và tóc khỏe
  • Tăng cường hoạt động hiệu quả của não bộ.

Nhiều loại chất béo còn giúp phòng tránh bệnh tật và kiểm soát viêm nhiễm. Tuy nhiên, chất béo bão hòa lại tăng nồng độ cholesterol và kháng insulin.

Hãy thêm một ít dầu olive lên các loại salad, vừa giúp bạn ăn nhiều rau hơn vừa giúp bổ sung chất béo tốt. Hoặc bạn cũng có thể thêm ít phô mai hoặc bơ lên các món ăn để tăng cường khẩu vị.

Đừng bao giờ bỏ bữa sáng

Nếu bạn nhịn ăn suốt nhiều giờ đồng hồ và nhịn đói qua đêm. Việc bỏ bữa sáng có thể khiến bạn có cảm giác đói hơn vào buổi trưa. Khi ấy, bạn sẽ ăn nhiều hơn và cơ thể dự trữ lượng thức ăn dư thừa dưới dạng mỡ. Bữa sáng rất quan trọng vì nó có liên quan đến nồng độ glucose và cholesterol thấp, phòng tránh táo bón. Do đó, hãy nên ăn bữa sáng kết hợp đủ tinh bột – chất béo hoặc tinh bột – chất đạm.

Không nên làm những việc khác khi ăn

Một trong những quy tắc quan trọng là đừng bao giờ ăn khi làm những việc khác. Ngoài việc không có một bữa ăn ngon miệng, làm những việc khác trong khi ăn còn ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa thức ăn.

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, người bị xao lãng trong quá trình ăn thường ít có cảm giác no. Nên những người này thường ăn gấp đôi so với những người tập trung ăn uống.

Đặc biệt, bạn nên dành khoảng 15 phút để ngồi vào bàn ăn. Hãy tập trung vào bữa ăn của mình, thưởng thức hương vị của đồ ăn và ăn thật chậm rãi để dạ dày làm việc hiệu quả hơn nhé.

Ăn ít nhất nửa cân rau và trái cây

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều rau quả giúp phòng tránh béo phì và cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất phòng tránh ung thư, các bệnh về tim mạch. Màu sắc trên các loại rau quả không những tô lên vẻ đẹp của thiên nhiên mà chúng còn chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Hạn chế sử dụng đường

Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra tác hại của việc tiêu thụ nhiều đường lên các bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường, ung thư…

Một người trưởng thành tiêu thụ khoảng 88gr đường (22 thìa) mỗi ngày. Theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ, con trai chỉ nên tiêu thụ tối đa 6 thìa đường mỗi ngày.

Ngoài việc trực tiếp sử dụng đường, con người còn tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến từ đường. Nhiều sản phẩm chứa cả đường tự nhiên và đường tinh luyện như sản phẩm từ trái cây, rau củ, sữa và các loại hạt.

Do đó, khi mua bất kỳ sản phẩm nào bạn nên đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trên bao bì nhé.

ST

Xem thêm: https://premiumtherapy.vn/thong-tin-y-hoc/