Trang chủ / Thông tin y học

Tật sứt môi là gì? Nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ

Sứt môi là một trong những dị tật có tỷ lệ xuất hiện cao ở thai nhi. Vậy sứt môi là gì và nguyên nhân nào dẫn đến trẻ bị dị tật này. Hãy cùng Premium Therapy tìm hiểu chi tiết về dị tật sứt môi ngay trong bài viết này.

Tật sứt môi là gì?

Tật sứt môi thường đi kèm với hở hàm ếch. Sứt môi là biểu hiện môi trên của bé phát triển không đều. Khiếm khuyết một phần môi trên tạo ra khe hở ở một hay hai bên đường giữa của môi trên. Hở hàm ếch là trường hợp khiếm khuyết trong phát triển vòm miệng tạo ra khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi.

Tật sứt môi là gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng sứt mô hở hàm ếch

Sau đây là những nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ trẻ em bị tật sứt môi và hở hàm ếch:

Hút thuốc lá khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai có thói quen hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ sinh con bị sứt môi và hở hàm ếch. Không chỉ trực tiếp hút thuốc, phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá. Từ những người xung quanh cũng có nguy cơ sinh con sứt môi và hở hàm ếch.

Uống rượu bia thường xuyên khi mang thai

Khi mang thai mà sử dụng nhiều đồ uống có cồn cũng tăng nguy cơ sinh con bị sứt môi và hở hàm ếch. Đây chính là nghiên cứu chỉ ra được thực sự có liên quan giữa thói quen uống rượu bia khi mang thai với truờng hợp trẻ sơ sinh bị sứt môi hở hàm ếch.

Sử dụng thuốc tùy tiện trong quá trình mang thai

Một số loại thuốc dùng trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ đẻ con bị sứt môi và hở hàm ếch. Những loại thuốc này bao gồm: methotrexate (thuốc chữa bệnh vẩy nến. Viêm khớp và ung thư), isotretinone (thuốc trị mụn trứng cá) và thuốc chống động kinh. Vì vậy, trong quá trình mang thai, nếu muốn sử dụng loại thuốc nào bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Phụ nữ mang thai trong tình trạng thừa cân – béo phì

Nếu có dự định mang thai nhưng bị thừa cân béo phì thì bạn nên giảm cân trước. Vì khi bị béo phì thừa cân thì nguy cơ sinh con bị sứt môi hở hàm ếch rất cao.

Phụ nữ mang thai trong tình trạng thiếu chất dinh dưỡng

Phụ nữ mang thai trong tình trạng thiếu chất dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng sẽ làm quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi bị gián đoạn. Ví dụ, phụ nữ khi mang thai thiếu vitamin A và folat,… Có nguy cơ sinh con bị sứt môi và hở hàm ếch nhiều hơn. Vì vậy, trong khi mang thai bạn nên đảm bảo dinh dưỡng để ngăn ngừa trẻ bị sứt môi.

Gia đình có người bị sứt môi, hở hàm ếch

Nếu cha hoặc mẹ sinh ra với tình trạng bị sứt môi hở hàm ếch. Thì đứa con cũng có thể gặp phải tình trạng này. Nhưng không có nghĩa là cha hoặc mẹ bị sứt môi thì con sẽ bị trường hợp như vậy.

Trẻ mắc hội chứng Pierre Robin

Pierre Robin làm cho những đứa trẻ sinh ra có hàm nhỏ và lưỡi nhô ra. Những bé bị hội chứng này thường sinh ra đều bị hở vòm miệng. Dù vậy, đây là trường hợp hiếm gặp.

Những trẻ khi sinh ra bị sứt môi có thể được phẫu thuật nếu được 2 – 3 tháng tuổi. Đối với những trẻ sinh ra có khe hở vòm miệng thì nên phẫu thuật khi được 6 đến 12 tháng tuổi. Phẫu thuật khe hở môi có thể cần thực hiện nhiều lần.

Dị tật sứt môi hở hàm ếch có nguy hiểm không? Thời điểm nào điều trị là tốt nhất?

Sứt môi hở hàm ếc ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây ra nhiều hệ lụy khác. Chính những khe hở vòm miệng sẽ làm môi bị biến dạng, mũi, lệch khớp cắn khiến do hoạt động ăn uống và nói chuyện của trẻ bị cản trở. Sứt môi hở hàm ếch có thể dẫn đến trẻ bị nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tai và suy dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến sự phát triển toàn diện của trẻ không được đảm bảo.

Dị tật em bé bị sứt môi và hở hàm ếch có tác động tiêu cực đến trẻ. Nhưng vẫn có thể điều trị bằng cách phẫu thuật.

Dị tật sứt môi hở hàm ếch có nguy hiểm không? Thời điểm nào điều trị là tốt nhất?

Thời gian thích hợp nhất để chỉnh sửa môi là khi bé được 3 đến 6 tháng tuổi. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật tạo hình dạng và chức năng môi bình thường cho bé bằng cách phẫu thuật rạch khe hở. Tạo ra các vạt mô và vạt sẽ được khâu lại gồm cả cơ môi. Từng đường kim khâu sẽ được tiến hành khéo léo. Để vừa đảm bảo chức năng tốt vừa mang tính thẩm mỹ cao cho bé.

Thời gian thích hợp nhất để phẫu thuật vòm miệng là khi bé trong độ tuổi từ 10 đến 12 tháng tuổi. Ngoài ra, khi trẻ lớn hơn một chút sẽ được thực hiện những phẫu thuật cần thiết khi ghép xương ổ răng, phẫu thuật thẩm mỹ mũi,… Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ sẽ kết hợp đánh giá chế độ sinh hoạt như khả năng nói, thính lực,… của trẻ.

Làm gì để giảm nguy cơ sứt môi hở hàm ếch

Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng. Nên chú ý ăn nhiều rau và trái cây, hạn chế thành phần đường, muối và các loại thực phần đóng hộp. Nếu mẹ bầu thiếu vitamin B, axit folic thì thai nhi càng dễ bị dị dạng bẩm sinh. Nhưng nếu dư vitamin A thì dễ gặp tình trạng em bé sứt môi. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung những thực phẩm có chứa kẽm, sắt và canxi.

Không tắm lâu trong nước nóng

Nếu phụ nữ mang thai ngâm trong nước nóng quá nóng quá 15 phút sẽ gây hại đến thần kinh của thai nhi. Còn khi tắm hơn 40 – 60 phút thì tỷ lệ thai nhi bị dị tật sẽ rất cao.

Tạo thói quen thư giãn, không căng thẳng

Tạo thói quen thư giãn, không căng thẳng

Trong quá trình mang thai hay cả trước khi mang thai. Bạn nên học cách giải tỏa áp lực, làm những việc yêu thích như đọc sách, nghe nhạc,… Sức khỏe tinh thần rất quan trọng, là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Cai thuốc lá, rượu bia và phòng ngừa bệnh tật

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo 3 tháng trước khi mang thai. Phụ nữ nên cai thuốc lá, đồ uống có cồn để giảm bớt chất độc hại. Trong suốt quá trình thai kỳ, mẹ bầu cũng nên cẩn thận trong mọi sinh hoạt. Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi, kết hợp với vận động. Nếu thật sự điều trị bệnh thì bạn cần tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc uống.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Hai vợ chồng nên kiểm tra sức khỏe trước khi có kế hoạch sinh em bé để có thể chẩn đoán bệnh. Kịp thời điều trị để loại bỏ những tác nhân gây ra dị tật đámg tiếc ở thai nhi. Trong quá trình mang thai, mẹ cũng nên thực hiện đầy đủ các loại kiểm tra. Xét nghiệm sản khoa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Kết luận

Đây là những thông tin chi tiết về dị tật sứt môi mà chúng tôi đã tổng hợp và gửi đến bạn. Mong rằng qua bài viết này bạn có thể tự bảo vệ được bản thân và thai nhi của mình trong quá trình mang thai. Để không xảy ra trường hợp bị dị tật sứt môi. Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến sứt môi hãy liên hệ ngay với Premium Therapy để được tư vấn tận tình.

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương: