Trang chủ / Thông tin y học

Có Các Dấu Hiệu Này Thì Có Thể Bạn Đã Mắc Rối Loạn Lưỡng Cực

Người mắc chứng rối loạn lưỡng cực thường có nhiều triệu chứng tâm sinh lý phức tạp. Tình trạng cảm xúc của người bệnh thay đổi thất thường khiến tâm lý cũng thay đổi theo. Vì thế gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt thường ngày, các mối quan hệ…

Ngoài ra, có thể xuất hiện ảo giác ở một số người bệnh, khiến họ và những người xung quanh dễ gặp nguy hiểm. Vậy nên, việc điều trị bệnh là cần thiết và cần được hỗ trợ kịp thời. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh rối loạn lưỡng cực nhưng chủ yếu là do áp lực cuộc sống, công việc và học tập. Hãy cùng Premium Therapy tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị và phòng ngừa căn bệnh này nhé!

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh rối loạn tâm thần, còn được gọi là rối loạn hưng – trầm cảm. Trạng thái tâm lý bất ổn, thay đổi thất thường khiến người bệnh thường quá hưng phấn hoặc tăng động. Nhưng sau đó người bệnh lại rơi vào trạng thái trầm cảm, tuyệt vọng quá mức.

Bệnh có tính chất chu kỳ, các cơn lần lượt thay đổi, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn.

Trạng thái tâm lý thất thường có thể xuất hiện vài lần trong năm hoặc vài lần trong tuần. Khiến người mắc bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống, học tập, làm việc.

Rối loạn lưỡng cực là gì?
Rối loạn lưỡng cực là một bệnh lý phức tạp hơn bạn nghĩ

Cách phân biệt rối loạn lưỡng cực và trầm cảm

Vì 2 bệnh lý này khác nhau về di truyền, gốc lâm sàng, kết quả, và điều trị nên chẩn đoán chính xác bệnh là điều cần thiết.

Việc chẩn đoán sẽ khó khăn nếu người bệnh chỉ có biểu hiện trầm cảm mà không có biểu hiện hưng cảm.

Điểm khác biệt duy nhất của trầm cảm đơn cực là trầm cảm nặng.

Trong khi đó, rối loạn cảm xúc lưỡng cực có 3 giai đoạn khác nhau:

  • Giai đoạn trầm cảm nặng
  • Giai đoạn hưng cảm, hưng phấn
  • Giai đoạn trầm cảm.

Là bệnh lý phức tạp hơn bệnh trầm cảm. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở người rối loạn lưỡng cực cũng cao hơn trầm cảm.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn lưỡng cực qua cảm xúc và hành vi

Tùy theo từng giai đoạn mà dấu hiệu mắc bệnh ở mỗi người có thể khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản giúp bạn nhận biết căn bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn lưỡng cực về cảm xúc

  • Khi ở trạng thái hưng cảm: Người bệnh cảm thấy phấn khích, vui vẻ, lạc quan quá mức. Luôn cảm thấy dư thừa năng lượng, hạnh phúc, suy nghĩ tích cực, có thể vượt mọi khó khăn…
  • Khi ở trạng thái trầm cảm: Người bệnh cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, hay khóc không rõ lý do, tinh thần trì trệ, cảm giác bế tắc không lối thoát thậm chí có ý nghĩ tự sát…

Dấu hiệu nhận biết rối loạn lưỡng cực về hành vi

Ở trạng thái hưng cảm:

  • Tăng khẩu vị, ăn uống nhiều hơn
  • Gia tăng hoạt động để tiêu hao năng lượng
  • Quyết định liều lĩnh không quan tâm hậu quả
  • Nghe thấy giọng nói lạ hoặc nhìn thấy ảo giác
  • Dễ nổi giận, kích động nhất thời
  • Nhu cầu tình dục tăng

Ở trạng thái trầm cảm:

  • Chán ăn, khẩu vị giảm thậm chí bỏ ăn
  • Mất năng lượng, lười vận động
  • Không thích giao tiếp với xã hội
  • Cảm xúc tiêu cực, bi quan, thường nghĩ về cái chết hoặc tự tử
Dấu hiệu nhận biết rối loạn lưỡng cực qua cảm xúc và hành vi
Các dấu hiệu nhận biết rối loạn lưỡng cực mà bạn nên chú ý

Tâm trạng của người bệnh sẽ thay đổi theo chu kỳ ngày, tuần, tháng hoặc mùa. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, hãy đến cơ sở y tế uy tín để tư vấn và điều trị.

Nguyên nhân và nguy cơ gây rối loạn lưỡng cực

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn mắc rối loạn lưỡng cực bao gồm:

Di truyền học và sinh lý học

  • Tiền sử gia đình: Nếu có người thân bị bệnh thì khả năng bạn mắc bệnh cũng cao hơn.
  • Yếu tố di truyền: Có khoảng 10-20% trường hợp là do yếu tố này.
  • Cấu trúc và hoạt động chức năng của não: Cấu trúc não bộ của người bị bệnh có nhiều điểm khác biệt với người có tinh thần khỏe mạnh hoặc mắc các dạng rối loạn tâm thần khác.
  • Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh: Mất cân bằng hoặc thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh như dopamin, serotonin, noradrenalin,…

Yếu tố môi trường

  • Tác động từ bên ngoài: Người từng gặp phải các vấn đề tâm lý, bạo lực, stress kéo dài, lạm dụng chất kích thích hoặc thiếu sự quan tâm từ gia đình.
  • Yếu tố bệnh lý: Mắc các bệnh lý khác như rối loạn lo âu, trầm cảm, bệnh tiểu đường, bệnh mạn tính,… cũng làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây ra căn bệnh tâm lý này. Vì vậy, chỉ có thể xem xét các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng rối loạn. Chẳng hạn như:

  • Đã trải qua sự đổ vỡ của một mối quan hệ
  • Đã từng bị lạm dụng thể chất, tình dục hoặc tình cảm
  • Sự mất mát, ra đi của một người thân yêu
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Những vấn đề trong cuộc sống như tiền bạc, công việc hoặc các mối quan hệ.

Phương pháp điều trị, kiểm soát rối loạn lưỡng cực

Phương pháp điều trị phổ biến nhất là ổn định khí sắc, dùng thuốc chống trầm cảm và tâm lý trị liệu.

Phương pháp tâm lý trị liệu được thực hiện theo từng tình trạng bệnh của người bệnh. Nên phối hợp và duy trì tâm lý trị liệu và uống thuốc trong suốt quá trình điều trị. Từ đó giúp việc chữa trị đạt hiệu quả tối đa hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ hiểu thêm về bệnh và bản thân để điều chỉnh hành vi và cảm xúc. Qua đó có thể kiểm soát bệnh và giảm thiểu những ảnh hưởng do bệnh mang lại.

Phương pháp điều trị, kiểm soát rối loạn lưỡng cực
Dùng thuốc kết hợp trị liệu tâm lý giúp quản lý bệnh rối loạn lưỡng cực

5 cách giúp phòng ngừa rối loạn lưỡng cực

Có thể nói để phòng ngừa rối loạn tâm lý là điều không dễ dàng. Nhưng bạn có thể tự gia tăng nguồn sức mạnh bản thân khi đối diện với khó khăn bằng cách:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng
  • Tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe và tâm trạng
  • Thiết lập và duy trì các mối quan hệ lành mạnh, không độc hại
  • Tăng cường tiếp xúc với mọi người, tham gia hoạt động xã hội, đi du lịch
  • Ngủ đủ giấc và tránh xa các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá…
5 cách giúp phòng ngừa
Dùng thuốc kết hợp trị liệu tâm lý giúp quản lý bệnh rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là một trong những bệnh tâm lý phức tạp, khó điều trị. Ngoài ra, bệnh còn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người bệnh. Vậy nên, khi có các dấu hiệu bệnh, bạn nên sớm đi khám chuyên khoa để được hỗ trợ.

Hy vọng rằng các chia sẻ từ Premium Therapy giúp bạn có thêm những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – Đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương: