Trang chủ / Thông tin y học
Sởi là một căn bệnh do virut gây ra. Bệnh sởi rất dễ lan truyền xung quanh vì đây là bệnh lây qua đường hô hấp. Nếu như không có biện pháp kiểm soát kịp thời, xảy ra tình trạng bùng phát dịch sởi sẽ dẫn đến hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sởi là gì? Có cách nào để ngăn ngừa căn bệnh này không? Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi nhé.
Bệnh sởi do virut gây ra và rất dễ lây. Đặc trưng của căn bệnh này đó chính là sốt, ho, sổ mũi, viêm kết mạc và phát bạn. Bệnh sởi xảy ra trên toàn thế giới và là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu. Tỷ lệ một người có thể mắc bệnh sởi là 90%. Thời gian lây nhiễm được ước tính là 5 ngày trước khi xuất hiện phát ban đến 4 ngày sau đó. Trong không khí, các giọt truyền nhiễm từ dịch tiết đường hô hấp của người mắc bệnh có thể lưu lại đến 2 giờ. Do đó, trong không gian nhỏ hoăc ngay cả khi tiếp xúc giữa người với người có thể lây truyền bệnh.
Sởi là một căn bệnh thường xuất hiện ở trẻ em và có nguy cơ gây chết người. Sau một thời gian ủ bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu bệnh sởi và triệu chứng như sau:
Thời gian từ 2-3 tuần là giai đoạn ủ bệnh và nhiễm trùng. Người bệnh không có dấu hiệu và triệu chứng bệnh sởi trong 10-14 ngày đầu tiên sau khi bị nhiễm. Triệu chứng của bệnh sởi không đặc hiệu và rất dễ bị nhầm lẫn so với các bệnh khác.
Bắt đầu nhiễm bệnh sởi, cơ thể sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ đến trung bình. Kèm theo đó là các cơn ho dai dẳng, sổ mũi, đau họng và viêm kết mạc. Dấu hiệu này thường kéo dài 2-3 ngày. Sau đó sẽ xuất hiện thêm những nốt phát ban, đốm màu đỏ nhỏ và hơi sưng. Những vết mẩn ngứa khó chịu này sẽ bắt đầu lan ra khắp cơ thể sau vài ngày. Bệnh sởi sốt phát ban bắt đầu trên mặt, cổ và dần di chuyển xuống dưới. Phát ban sẽ biến mất sau 3-5 ngày, đồng thời cơn sốt sẽ tăng mạnh. Nhiệt độ cơ thể của người bị bệnh sởi thường cao đến 40-41 độ C.
Hiện nay chưa có cách trị bệnh sởi đặc hiệu. Có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà nếu có đủ điều kiện chăm sóc, cách ly. Với trẻ nhỏ mắc bệnh sởi cần lưu ý tránh tiếp xúc với các bạn nhỏ khác. Nếu như con trẻ nhà bạn bị bệnh sởi, phải cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan cho các bạn khác trên lớp. Một vài cách chữa bệnh sởi bạn phải biết:
Trong thời gian chăm sóc và điều trị tại nhà, người chăm sóc cần lưu ý đeo khẩu trang, rửa sạch tay sau khi tiếp xúc. Với trẻ còn bú, mẹ vẫn cho bú và kết hợp chế độ ăn uống hợp lý. Nếu như người bị bệnh sởi có các dấu hiệu bất thường khác như sốt lại, ho nhiều, có đờm,… Thì phải được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất kịp thời.
Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hại, bất cứ ai chưa được gây miễn dịch đều có thể mắc bệnh sởi, đặc biệt là trẻ em. Tỷ lệ người dưới 20 tuổi mắc bệnh sởi chiếm đến 90%. Đây là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu cho trẻ em dưới 5 tuổi. Premium Therapy gợi ý cho bạn một số cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em hiệu quả:
Bệnh sởi tuy dễ khỏi nhưng vẫn có những nguy cơ nguy hiểm tiềm ẩn. Ba mẹ hãy chú ý chăm sóc con thật tốt. Luôn quan sát và theo dõi biểu hiện của bé để có thể xử lý kịp thời khi bệnh chuyển nặng.
Nếu như bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thông tin về tiêm tế bào gốc tự thân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới.
CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương: