Trang chủ / Thông tin y học

Chỉ Số Acid Uric Bao Nhiêu Là Cao? Cần Làm Gì Khi Acid Uric Máu Cao Bất Thường?

Acid uric là một hợp chất tự nhiên trong cơ thể con người. Tuy nhiên, acid uric máu tăng cao hoặc giảm thấp đều có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nồng độ acid uric trong máu tăng cao có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm như gout, sỏi thận… Vậy nên, hiểu rõ về chỉ số acid uric máu là gì và tại sao nó quan trọng có thể giúp bạn kiểm soát được rủi ro của các bệnh lý. Hãy cùng Premium Therapy khám phá thêm trong bài viết dưới đây.

Acid uric là gì?

Acid uric, có công thức hóa học là C5H4N4O3, là sản phẩm cuối của quá trình phân hủy purin. Đây là một loại hợp chất tự nhiên có trong cơ thể người và nhiều loại thực phẩm như nội tạng/ thịt động vật và các loại đồ uống chứa cồn. Trong cơ thể, acid uric tồn tại dưới hai dạng chính:

  1. Acid uric nội sinh: Được tạo ra khi tế bào phân hủy theo chu trình tự nhiên, gây ra việc phá vỡ DNA.
  2. Acid uric ngoại sinh: Được sản xuất tại gan và ruột sau khi cơ thể tiêu hóa thực phẩm giàu purin.

Cả hai dạng này được hòa vào máu và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể, bao gồm:

  • Bảo vệ tế bào thần kinh, hỗ trợ trong quá trình phát triển trí não.
  • Duy trì huyết áp ổn định trong môi trường có ít muối.
  • Kích thích hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào do các tác nhân không phải là vi khuẩn.
Acid uric
Axit uric trong máu đánh giá các vấn đề xoay quanh hoạt động của thận và khớp xương

Ý nghĩa của chỉ số Acid uric

Chỉ số acid uric là một đơn vị đo lường nồng độ acid uric trong máu, thường được tính bằng milligrams trên deciliter (mg/dL). Theo dõi chỉ số này có thể giúp bác sĩ đưa ra các chẩn đoán sau:

  • Bệnh gút: Nồng độ acid uric máu cao có thể dẫn đến sự tích tụ quá mức acid uric, tạo điều kiện cho sự hình thành các tinh thể sodium urat ở các khớp, gây viêm và gây ra bệnh gút.
  • Bệnh sỏi thận: Một lượng lớn acid uric trong máu có thể làm tăng nồng độ acid uric trong nước tiểu, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận urat.
  • Đánh giá nguy cơ gây bệnh tim mạch: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ acid uric máu tăng cao có thể kích thích sự tăng sinh của tế bào cơ trơn trong thành mạch máu, góp phần vào chứng xơ vữa động mạch và gây ra các vấn đề về mạch vành.
Ý nghĩa của chỉ số Acid uric
Acid uric không được đào thải ra ngoài có thể đọng lại tạo thành tinh thể muối urat bám ở các khớp, gây bệnh gout

Chỉ số Acid uric bình thường là bao nhiêu?

Mức chỉ số Acid uric bình thường thường dao động từ 3.4 đến 7.0 mg/dL đối với nam giới và từ 2.4 đến 6.0 mg/dL đối với nữ giới.

Khi nồng độ acid uric trong máu vượt quá mức thông thường được xác định (tùy theo từng phòng xét nghiệm và yếu tố như tuổi, giới tính), người ta thường cho rằng người bệnh mắc phải tình trạng tăng acid uric máu.

Acid uric được tích tụ trong cơ thể như thế nào?

Purin là một nguồn nguyên liệu quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa thành acid uric. Nếu lượng purin tiêu thụ vượt quá mức, có thể dẫn đến sự dư thừa acid uric. Khi acid uric tích tụ quá nhiều trong máu và không được cơ thể loại bỏ đủ, có thể dẫn đến sự hình thành các tinh thể muối urat lắng đọng ở màng hoạt dịch của khớp, gây ra bệnh gút.

Nguyên nhân tăng acid uric máu cao

Có nhiều nguyên nhân có thể gây tăng acid uric trong máu, bao gồm:

Do tác nhân di truyền:

Một số điều kiện di truyền như hội chứng Lesch-Nyhan có thể gây ra sự tăng acid uric trong máu bằng cách làm suy giảm hoạt động của enzyme HPRT1, cần thiết cho việc loại bỏ chất này khỏi cơ thể.

Do sự gia tăng chuyển hóa purine:

Người bệnh có khối u phát triển nhanh như u xơ đa bào, ung thư di căn và một số bệnh bạch cầu có thể trải qua sự gia tăng acid uric máu do hội chứng phân tách khối u.

Do giảm bài tiết, thải trừ acid uric:

Sự giảm bài tiết acid uric có thể dẫn đến sự tăng acid uric trong máu, thường xảy ra ở người bệnh thận mạn tính do mất khả năng lọc và loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể.

Do chế độ dinh dưỡng không được khoa học

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, thịt đỏ và đồ uống chứa cồn có thể dẫn đến sự tăng acid uric trong máu. Ăn kiêng quá mức và tập thể dục cường độ cao cũng có thể làm tăng acid uric trong máu và giảm bài tiết.

Một số nguyên nhân Acid Uric cao khác

Bao gồm người có chỉ số đường huyết cao, suy giáp, lạm dụng rượu bia, sử dụng một số loại thuốc điều trị, người bệnh huyết áp cao, béo phì, phơi nhiễm chì hoặc thuốc trừ sâu.

Cách phòng tránh nồng Acid Uric tăng cao

Để giảm nguy cơ tăng acid uric trong máu, dưới đây là một số cách giảm Acid Uric cần lưu ý:

Liệu pháp Lọc máu tách huyết tương Plasmapheresis tại Viện Labor Praxis Klinik

Lọc máu là một cách giúp giảm acid uric cũng như loại bỏ các chất bẩn của quá trình chuyển hóa các chất độc nội sinh hoặc ngoại sinh. Thanh lọc ‘’rác’’ có thể khôi phục lại cơ sở bằng cách khôi phục lại các nội môi trường của cơ thể để duy trì việc gây ra.

Trung tâm thí nghiệm và điều trị uy tín tại Đức, Labour – Praxisklinik GbR, đã nghiên cứu và cho ra đời liệu pháp Plasmapheresis. Đây là phương pháp điều trị đặc biệt để phân tách các thành phần của máu, đồng thời làm sạch huyết tương, loại bỏ các thành phần gây bệnh và độc hại.

Plasmapheresis hỗ trợ điều trị các bệnh tự miễn, nâng cao hệ miễn dịch và loại bỏ các chất nguy hại cho sức khỏe: Dioxin, Hoá chất độc hại PCB, Kim loại nặng, Thuốc trừ sâu DDT, thuốc diệt cỏ Glyphosate, thuốc diệt côn trùng, diệt nấm, diệt động vật gặm nhấm…

Giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn

Vậy người có Acid Uric cao nên ăn gì? Và chế độ ăn ra sao, cần lưu ý:

Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, thịt đỏ (như thịt trâu, bò, dê), và nội tạng động vật. Tránh ăn các thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, hoa quả chua, và canh chua vì chúng có thể tăng nguy cơ kết tinh urat trong ống thận và gây tạo sỏi thận. Thay vào đó, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi giàu chất xơ để làm chậm quá trình hấp thu đạm, giúp giảm sự hình thành.

Cách phòng tránh nồng Acid Uric tăng cao
Bệnh nhân phải hạn chế ăn đạm động vật, ăn nhiều rau quả, không được uống rượu bia

Hạn chế sử dụng đồ uống kích thích

Người mắc phải Acid Uric cao kiêng ăn gì? Dưới đây là những chất nên và cần được hạn chế:

Hạn chế rượu, bia, trà và cà phê vì chúng có thể tăng acid uric trong máu. Thay vào đó, uống khoảng 2-3 lít nước lọc mỗi ngày để tăng cường quá trình đào thải. Đối với những người không mắc bệnh tim mạch, có thể sử dụng nước khoáng có độ kiềm cao như nước soda để kiềm hóa nước tiểu.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời những trường hợp có acid uric trong máu cao cần sử dụng thuốc.

Tổng kết

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ “Chỉ số Acid uric bao nhiêu là cao? Cần làm gì khi chỉ số cao bất thường?”. Từ đó người bệnh có thể căn cứ vào chỉ số của bản thân để biết cách kiểm soát qua việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và nghỉ ngơi phù hợp để hỗ trợ sức khỏe tốt nhất.

Hiện nay, Premium Therapy là đại diện hợp pháp duy nhất cung cấp Liệu pháp Lọc máu tách huyết tương Plasmapheresis của Viện Labor Praxis Klinik tại Việt Nam. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về các liệu pháp trị liệu y tế cao cấp tại CHLB Đức, vui lòng liên hệ Hotline 09 119 10 119 hoặc đăng ký tại đây để được hỗ trợ chi tiết nhất.

CÔNG TY CP PREMIUM THERAPY – Đại diện các Trung tâm trị liệu & Bệnh viện uy tín hàng đầu CHLB Đức tại Đông Dương: