Trang chủ /

Tháng: Tháng Mười Một 2019

KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ: ĐỪNG TIẾC THỜI GIAN VÀ CÔNG SỨC

KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ: ĐỪNG TIẾC THỜI GIAN VÀ CÔNG SỨC

————————-

? Sự phát triển nhanh chóng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đi cùng những mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và biến đổi khí hậu, … gây ra những hệ luỵ nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường sống, làm gia tăng nguy cơ mắc và nhiễm nhiều loại bệnh, thậm chí là các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, cơ xương khớp và các bệnh mãn tính về đường hô hấp.

?Đa số người dân Việt Nam đều khá chủ quan vào tình hình sức khoẻ bản thân, nếu cảm thấy không khoẻ hay đau mỏi ở đâu sẽ tạt ngay qua tiệm thuốc Tây gần nhất để tự mua thuốc uống. Đó là cách chăm sóc sức khoẻ dù ai cũng biết là sai lầm nhưng vì bận rộn việc công ty, việc nhà của người trẻ hay tâm lý ngại biết bệnh của những người già mà còn chần chừ, tiếc chút thời gian đi khám định kỳ hay đột xuất để sau đó không phát hiện bệnh kịp thời, chuyển sang nhiều biến chứng nguy hiểm, chi phí điều trị cao nhưng khả năng chữa khỏi rất thấp.

? Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) năm 2018 về ung thư tại 185 nước, thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người chết do ung thư và số ca ung thư mới tại Việt Nam lần lượt là 114.871 và 164.671. Như vậy, tính trung bình, mỗi ngày Việt Nam có gần 315 người chết do ung thư, đồng thời, có 451 ca ung thư mới. Đó quả là 1 con số đáng báo động.

?Thực tế là có tới hơn 70% bệnh nhân ung thư ở nước ta phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Bởi vậy, không chỉ khám sức khoẻ tổng quát mà việc khám tầm soát ung thư định kỳ cũng là một trong những việc nên làm đối với mỗi người dân. Việc tầm soát và phát hiện ung thư sớm đặc biệt với người ở độ tuổi 40 trở lên có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiều bệnh nhân ung thư nếu phát hiện ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn, đến giai đoạn muộn thì thường chỉ có thể kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn.

?Một lời khuyên dành cho người dân là nên khám sức khoẻ thường xuyên và tại 1 bệnh viện để hồ sơ bệnh án được liền mạch, hồ sơ của bệnh nhân được bệnh viện theo dõi và nắm được thông tin một cách xuyên suốt, để có những lời khuyên và phác đồ điều trị hợp lý nhất.

?Premium Therapy là công ty dịch vụ chuyên tư vấn và cung cấp các liệu pháp trị liệu tiên tiến nhất từ Châu Âu. Xin quý khách vui lòng để lại thông tin cá nhân hoặc đặt lịch hẹn tư vấn để được chuyên viên của chúng tôi cập nhật rõ nhất về quy trình dịch vụ tầm soát ung thư.

Nguồn ST.

Đọc thêm: Chấn đoán ung thư không cần sinh thiết

Kháng thể là gì? Định nghĩa về kháng thể theo cách dễ hiểu nhất?

Kháng thể là gì? Định nghĩa về kháng thể theo cách dễ hiểu nhất?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe từ “kháng thể” trong sách sinh học, hoặc y học, hay đọc sách báo. Bạn tự hỏi “kháng thể” là gì? Bạn đọc rất nhiều tài liệu trên google với những ngôn ngữ chuyên ngành y học nhưng vẫn không hiểu như thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc này, cho bạn cái nhìn dễ hiểu nhất.

Khi sinh vật xâm nhập vào cơ thể con người thì cơ thể sẽ nhận biết được sự xâm nhập này và sản xuất ra những chất gọi là kháng thể (antibody). Kháng thể này tiêu diệt vi khuẩn có hại, và bảo vệ cơ thể. Cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao.

Kháng thể có 2 chức năng:

1. Tiêu diệt vi sinh vật: Kháng thể giúp tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể con người.
2. Bảo vệ cơ thể lâu dài: Sau khi tiêu diệt vi sinh vật, kháng thể vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể (cụ thể trong máu) một thời gian dài, giúp bảo vệ cơ thể.

Kháng thể hoạt động như thế nào?

Kháng thể có 3 nhiệm vụ chính là:

– Liên kết với các kháng nguyên
– Hoạt hóa bổ thể
– Hoạt hóa các tế bào miễn dịch.

1. Liên kết với các kháng nguyên: Kháng thể gắn kết với kháng nguyên, tiêu diệt kháng nguyên xấu để lại những chất có lợi cho sức khỏe.

Vậy kháng nguyên là gì? Ví dụ như vi khuẩn gây bệnh, virus gây bệnh, độc tố của vi khuẩn hoặc vi nấm,… là những kháng nguyên.

2. Hoạt hóa các tế bào miễn dịch: Sau khi kháng thể tiêu diệt vi khuẩn, cơ thể bị tổn thương. Chính vì vậy các tế bào miễn dịch thực hiện chức năng giải độc tế bào.

3. Hoạt hóa bổ thể: Sau khi các tế bào miễn dịch giải độc tế bào, các tế bào thực hiện nhiệm vụ cuối là giúp bảo vệ cơ thể trong thời gian dài.

Các lớp kháng thể (hay isotype) quan trọng nhất là gì?

Các kháng thể được phân thành 5 lớp là:

– IgG (IgG1, IgG2, IgG3 và IgG4)
– IgA (IgA1 và IgA2)
– IgM
– IgE
– IgD

Đây chính là kháng thể quan trọng nhất trong việc tiêu diệt và bảo vệ vi khuẩn.

Các lớp kháng thể có nhiệm vụ gì?

1. IgG

IgG là kháng thể phổ biến nhất trong máu, trong sữa non và các dịch mô. Đây là kháng thể duy nhất có thể xuyên qua nhau thai, qua đó bảo vệ con trong những tuần lễ đầu đời sau khi sinh khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển.

2. IgA

IgA chiếm khoảng 15 – 20% trong máu, trong sữa non, nước mắt và nước miếng nước bọt. Kháng thể này khi được được tiết ra ở đâu thì chúng chống lại các tác nhân gây bệnh tại đó.

3. IgM

IgM là lớp miễn dịch đầu tiên được tổng hợp ở trẻ sơ sinh. IgM có khả năng dễ kết hợp với các kháng nguyên đa chiều như virus và hồng cầu, giúp tiêu diệt kháng nguyên xấu, bảo vệ cơ thể.

4. IgE

IgE chiếm tỷ lệ khá lớn. Khối lượng phân tử của IgE là 190 kDa. IgE giữ một vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng. Kháng thể loại IgE có trong dịch tiết, không hoạt hóa bổ thể và là loại dễ bị hủy bởi nhiệt.

5. IgD

IgD chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ 1% trên màng tế bào. Tốc độ tổng hợp kém hơn IgG 100 lần, nhưng dị hoá nhanh (thời gian bán phân huỷ là vài ba ngày) và rất dễ bị thuỷ phân bởi enzyme plasmin trong quá trình đông máu. IgD cũng rất dễ bị biến chất bởi nhiệt và acid ngay cả ở mức độ mà IgG, IgA hoặc IgM không bị ảnh hưởng gì.

Cho đến nay người ta chưa rõ chức năng sinh học của IgD. Chính vì vậy, IgD là kháng thể có ít chức năng nhất trong quá trình hoạt hoá kháng nguyên.

Nên bổ sung kháng thể cho cơ thể

Muốn có một cơ thể khỏe mạnh thì cơ thể chúng ta cần bổ sung đầy đủ rất nhiều yếu tố như: Chất dinh dưỡng, đạm, chất béo, vitamin và nhiều khoáng chất khác, … Và đặc biệt là cần bổ sung nhiều kháng thể để tăng cường khả năng nhận biết và tiêu diệt vi khuẩn cho cơ thể.

Nguồn: ST

Chất béo trong trái bơ có giá trị đặc biệt đối với bệnh tiểu đường type 2

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Guelph (Canada) đã phát hiện ra một phân tử chất béo trong trái bơ gọi là avocatin B hay AvoB có giá trị đặc biệt đối với bệnh tiểu đường type 2 – căn bệnh mạn tính đang ngày càng phổ biến trên khắp thế giới.

Trong nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Molecular Nutrition & Food Research, các tác giả cho biết giá trị của AvoB không phải là giảm đường huyết – thứ người ta thường trông đợi ở các loại thuốc và thực phẩm bổ sung khi bị tiểu đường. AvoB còn quý giá hơn: nó tác động đến sự nhạy cảm với insulin.

Ở người bị tiểu đường type 2, cơ thể họ đã nảy sinh tình trạng đề kháng với insulin, từ đó khiến cơ thể không thể sử dụng hormone này hiệu quả, không còn xử lý tốt lượng đường được đưa vào cơ thể. Sâu xa hơn, đó là do các ty thể trong tế bào không thể đốt cháy axit béo bằng một quá trình oxy hóa đầy đủ nữa.

Thí nghiệm động vật cho thấy AvoB đã giúp tăng cường trở lại sự nhạy cảm với insulin ở những con chuột bị tiểu đường.

Nói cách khác, nó đã tác động đến nguyên nhân gốc rễ, giúp cơ thể con vật có thể xử lý đường hiệu quả trở lại bằng cách giúp quá trình oxy hóa các axit béo trong tế bào được thực hiện đầy đủ trở lại.

Sau đó, họ đã tiến đến thử nghiệm lâm sàng trên nhiều tình nguyện viên có “chế độ ăn kiểu phương Tây”, vốn không lành mạnh lắm, có lượng bột đường, đạm, chất béo khá nhiều. Kết quả cho thấy những người được bổ sung AvoB hàng ngày đã có sự cải thiện về khả năng dung nạp và chuyển hóa glucose sau 60 ngày mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ gì.

Tiến sĩ Paul Spagnuolo, người đứng đầu nghiên cứu cho biết họ đang hoàn tất các thủ tục để có thể biến nghiên cứu thành những viên thuốc thực tiễn. Hợp chất hoàn toàn tự nhiên trong trái bơ này sẽ được điều chế thành dạng bột hoặc thuốc viên và hy vọng trong năm tới có thể tiếp cận được bệnh nhân.

Đọc thêm: Chẩn đoán ung thư không cần sinh thiết bằng công nghệ Apheresis

Nguồn ST

90% ung thư cổ tử cung có thể chữa được nếu phát hiện sớm

90% UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC NẾU PHÁT HIỆN SỚM

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đặng Ngọc Linh – Phó chủ nhiệm bộ môn ung thư, Đại học Y Dược TP HCM cho biết, nếu chữa ở giai đoạn sớm có thể bảo tồn tử cung, khả năng sinh nở và tính mạng cho người bệnh.

?Thời gian hình thành ung thư cổ tử cung kéo dài khoảng 5-20 năm. Nhiều người chẩn đoán mắc bệnh ở tuổi 40, nhưng mầm mống virus HPV đã âm thầm tồn tại trong cơ thể từ thời thiếu nữ. Theo bác sĩ Linh, phát hiện ung thư cổ tử cung càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao.

?Giai đoạn tiền ung thư: Giai đoạn chớm nở này còn gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Các tế bào bất thường mới xuất hiện trong lớp lót bề mặt của cổ tử cung, chưa ăn sâu xuống mô chính và chưa lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Bác sĩ có nhiều phương pháp chữa trị tại chỗ mà vẫn giữ được chức năng tử cung và buồng trứng như khoét chóp (cắt một phần nhỏ cổ tử cung theo hình nón), phẫu thuật bằng vòng cắt đốt, lazer, hoặc đông lạnh tế bào ung thư bằng dung dịch nitơ lỏng…

?Giai đoạn I: Tế bào ung thư đã xâm lấn mô chính của cổ tử cung, song vẫn chưa khu trú sang cơ quan khác. Bác sĩ sẽ quyết định cắt một phần hay toàn bộ tử cung, hoặc xạ trị. Các mô sẹo để lại sau phẫu thuật có thể gây hẹp cổ tử cung, ngăn chặn tinh trùng và trứng gặp nhau. Nếu cắt bỏ quá nhiều mô, phụ nữ mang thai trở lại có nguy cơ dọa sảy.

?Giai đoạn II-III: Khối ung thư bắt đầu lan đến âm đạo cũng như các mô xung quanh cổ tử cung, xa hơn nữa có thể ra khắp vùng chậu. Điều trị chính bằng xạ trị phối hợp với hóa trị, không bảo tồn được chức năng sinh sản. Một số trường hợp có thể phẫu thuật nhưng thường phải cắt bỏ tử cung và buồng trứng, kết hợp thêm xạ và hóa trị.

?Giai đoạn IV: Khối u lan ra ngoài vùng chậu đến các bộ phận gần đó như bàng quang, trực tràng hoặc di căn đến các cơ quan xa phổi, gan, xương…. Lúc này, điều trị khỏi rất khó khăn, chủ yếu nhằm kéo dài thời gian sống và giảm triệu chứng.

?Bệnh càng tiến triển thì kỹ thuật điều trị càng phức tạp, gây đau đớn, chi phí tốn kém, thời gian sống giảm đi, khả năng khỏi bệnh thấp. Bác sĩ Linh cho biết, tỷ lệ khỏi ở giai đoạn tiền ung thư là 100%. Ở giai đoạn I, tỷ lệ đạt 85-90%, giảm dần đến giai đoạn II còn 50-75%, giai đoạn III 25-40% và chỉ có dưới 15% người bệnh ở giai đoạn IV còn sống sau 5 năm.

?Dù không cắt bỏ tử cung, bệnh nhân vẫn đối diện với nguy cơ vô sinh nếu phải xạ hoặc hóa trị. Các tia bức xạ phát ra và hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư đều có thể phá hủy trứng. Người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ, chọn phương pháp tối ưu, lưu trữ thêm buồng trứng… Ngoài ra, cần chủ động chăm sóc trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virus HPV, vì chúng có nguy cơ mắc chứng đa gai bướu cổ, suy hô hấp.

?Việt Nam có khoảng 38 triệu nữ giới trên 15 tuổi có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Bác sĩ khuyên, nữ giới nên khám phụ khoa định kỳ, tầm soát ung thư hàng năm để phát hiện bệnh từ giai đoạn tiền ung thư. Ngoài ra, mọi người nên sinh hoạt tình dục lành mạnh, tiêm vắcxin phòng virus HPV. Ngoài cổ tử cung, vắcxin ngừa HPV còn ngăn được bệnh sùi mào gà, ung thư dương vật, âm hộ, âm đạo…

Nguồn: ST

?NẾU BẠN ĐANG LO LẮNG VỀ SỨC KHỎE CỦA MÌNH, HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI PREMIUM THERAPY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ LIỆU PHÁP CHẨN ĐOÁN UNG THƯ NHẸ NHÀNG KHÔNG CẦN SINH THIẾT.

Đọc thêm: https://premiumtherapy.vn/dich_vu/chan-doan-dieu-tri-ung-thu-bang-he-mien-dich/

———————————
CÔNG TY CỔ PHẦN PREMIUM THERAPY
Lầu 3, Master Building, 41 – 43 Trần Cao Vân, Quận 3, Tp.HCM
Hotline: 09119 10 119 – Email: info@premiumtherapy.vn