Trang chủ /

Tháng: Tháng Bảy 2018

Nguy cơ mất khả năng đi lại vì bỏ qua dấu hiệu viêm khớp gối

1 trong những căn bệnh liên quan đến khớp nhiêu nhất ở VN chính là bệnh viêm khớp gối, diễn biến bệnh tuy thầm lặng và nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, biến chứng nguy hiểm thậm chí mất khả năng đi lại là không thể tránh khỏi.

1/ Dấu hiệu ban đầu khi bị viêm khớp gối

  • Đầu gối dễ xuất hiện cơn đau khi vận động mạnh, nhanh, leo cầu thang hoặc những động tác như đứng lên ngồi xuống hoặc đau, khó cử động vào buổi sáng.
  • Đầu gối thường bị sưng tấy hoặc buốt khi trở trời
  • Ngồi quá lâu và khi đứng lên gặp hiện tượng cứng khớp, khó cử động,, thậm chí khớp sẽ phát ra tiếng động vì thiếu chất nhờn, các nối khớp bị khô.

2/ Nguồn gốc và lý do khiến bạn mắc bệnh

Độ tuổi: Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh về xương khớp càng nhiều và khớp gối cũng không ngoại lệ.

Cân nặng: Trọng lượng cơ thể quá khổ tạo áp lực lên đầu gối sẽ tăng cao, không những việc di chuyển khó khăn mà còn gây ra tình trạng viêm khớp.

Gen di truyền: Nếu bố mẹ có tiền sử mắc bệnh xương khớp thì nguy cơ khớp  gối yếu và cơ địa tổn thương là điều không thể tránh khỏi.

Làm việc nặng: Những người thường xuyên bê hoặc quỳ xuống để nâng vật nặng hoặc lười vận động là đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp gối.

Thể thao quá độ: Chơi thể thao hoặc tập luyện với cường độ mạnh trong thời gian dài thì viêm khớp gối cùng các căn bệnh xương khớp khác sẽ dễ xuất hiện.

Ngoài ra nếu người bệnh mắc phải 1 số bệnh như sau cũng khiến dẫn đến viêm khớp gối:

  • Do thấp khớp cấp
  • Thoái hóa khớp gây viêm khớp gối
  • Gout
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm xương khớp

Nếu đau đầu gối trở nên mãn tính, trầm trọng, hoặc kéo dài quá một tuần, thì bạn nên đi khám bác sĩ. Cũng cần đi khám nếu thấy tầm vận động của khớp bị giảm hoặc nếu bạn thấy khó gấp đầu gối. Và trong trường hợp lực hoặc chấn thương do đụng dập, cần đi khám bác sĩ ngay sau khi chấn thương xảy ra.

3/ Biến chứng khôn lường khi không điều trị viêm khớp gối

Cứng khớp hoặc đau khớp sẽ làm hạn chế vận động, hạn chế gấp, duỗi khớp gối, càng về sau có thể làm biến dạng, cong vẹo khớp gối, tình trạng bệnh ngày càng nặng thì việc di chuyển cực kỳ khó khăn cho người bệnh, thậm chí phải dùng nạng, ngồi xe lăn hoặc phải có người hỗ trợ mới đi lại được.

4/ Các biện pháp điều trị

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ có phát đồ điều trị bệnh cụ thể cho bạn.

Nếu chẳng may gặp chấn thương xương khớp, giảm vận động, nghỉ ngơi, uống thuốc theo đơn của bác sĩ sẽ giúp khôi phục khớp dần dần.

Trong tình huống khớp bị lệch, không đúng vị trí, hoặc phẫu thuât, hoặc dùng vật lí trị liệu để phục hồi khả năng vận động của đầu gối và chân.

 

5/ Phòng ngừa
Để tránh nguy cơ mắc bệnh về khớp gối, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

Những người chạy hoặc chơi thể thao nên mang giày và đồ bảo hộ thích hợp.

Thực hiện những bài tập cũng giúp tăng cường cơ chân, tạo độ trơn cho khớp, ngăn ngừa việc khớp gối bị khô.

Bổ sung thực phẩm có protein, canxi và vitamin D để duy trì sự dẻo dai của xương, cơ và dây chằng.

Tại PREMIUM THERAPY với đội ngũ y bác sĩ với trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị y học hiện đại hoàn toàn có thể hỗ trợ bệnh nhân gặp vấn đề về khớp gối lên phát đồ điều trị hiệu quả, đúng tiêu chuẩn với chi phí và thời gian hợp lí.

Văn phòng PREMIUM THERAPY

Địa chỉ: Lầu 3, Master Building, 41 – 43 Trần Cao Vân, Quận 3, Tp.HCM

Hotline: 09 119 10 119 – 0934 092 090

CSKH: info@premiumtherapy.vn

Trầm Cảm Chức Năng Cao – Dấu hiệu nhận biết

Rối loạn trầm cảm kinh niên (dysthymia; DD) hợp nhất việc chẩn đoán dysthymia và trầm cảm mãn tính (chronic depression). Rối loạn này còn được biết dưới tên rối loạn trầm cảm chức năng cao. Các rối loạn này được đặc trưng bởi sự tồn tại dai dẳng của các triệu chứng trong ít nhất 2 năm. Các triệu chứng phải bao gồm tâm trạng trầm uất trong hầu hết thời gian trong ngày, trong hầu hết các ngày, và hai (hoặc hơn) trong các triệu chứng:

Chán ăn hoặc ăn quá nhiều;
Ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít;
Thiếu năng lượng hoặc mệt mỏi;
Thiếu tự tôn (low self-esteem); hoặc
Cảm giác tuyệt vọng.
Khí sắc thấp và tăm tối này đôi lúc còn được gọi là “tấm màn u buồn”- xuất hiện hầu như mỗi ngày và đôi lúc có thể kéo dài trong nhiều năm liền. Có nhiều người mắc dạng rối loạn cảm xúc này trong 10-20 năm trước khi được điều tri.

Qua thời gian, hơn nửa số người mắc rối loạn trầm cảm kinh niên trải nghiệm các triệu chứng theo chiều tệ hơn, dẫn đến việc bùng phát rối loạn trầm cảm chính với những triệu chứng trầm cảm chính chồng lên những triệu chứng của trầm cảm kinh niên.

Sự khác biệt giữ trầm cảm chính và trầm cảm kinh niên đó là những người mắc trầm chính, khi giai đoạn trầm cảm không tái phát thì nền tảng khí sắc của họ bình thường. Nhưng những người mắc trầm cảm kinh niên thì có thể họ không bao giờ biết khí sắc bình thường, không trầm cảm là gì.

Tưởng tượng như bạn trải qua một ngày như một robot, không trải nghiệm vui vẻ, thỏa mãn hay yên bình gì mấy. Mỗi ngày mang bạn gần đến ngày sau hơn nhưng bạn không có mục tiêu lâu dài cho bạn mục đích. Bạn không cần cảm thấy cứng người, đau khổ, hay mệt mỏi. Nếu bạn phải mô tả cảm giác của mình thì có thể bạn sẽ chọn từ “tê dại”.

Với những người mắc trầm cảm kinh niên, thức dậy mỗi ngày theo tiếng chuông báo thức không phải là vấn đề lớn, họ có thể làm nó mà không gặp trở ngại lớn với thể chất hay tâm lý. Nhưng họ có vui vẻ khi ngày mới sang không? Không. Họ có cảm thấy hào hứng đầy năng lượng với suy nghĩ về kế hoạc mới? Không hẳn. Nhưng họ có thể hoàn thành mọi việc không. Có thể. Họ có thấy hào hứng với kế hoạch cuối tuần. Ừm, nếu kế hoạch ấy bị hủy bỏ thì họ không cảm thấy buồn bã lắm đâu. Bạn thấy được tình trạng rồi đấy. Đây là những người mắc rối loạn trầm cảm kinh niên hay trầm cảm chức năng cao.

Nếu bạn có thể phỏng vấn bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp của những ngời mắc trầm cảm chức năng cao thì họ có thể mô tả người đấy rất khác biệt.

“Cô ấy lúc nào cũng hoàn thành công việc của mình.”

“Cô ấy có thái độ tốt trong công việc.”

“Cô ấy luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.”

“Cô ấy lúc nào cũng đứng đầu lớp.”

Bởi vì những người mắc trầm cảm chức năng cao không trải nghiệm những trở ngại bề ngoài trong cuộc sống từ chứng rối loạn này thế cho nên những người xung quanh họ thường không nhận thấy họ đang đau đớn bên trong.

Họ hoàn thành công việc của mình trong khi vẫn hành xử như mọi việc vẫn bình thường. Nói về những cảm xúc khiến họ càng dễ bị tổn thương hơn – họ nghĩ thế. Điều này có nghĩa rằng với người mắc trầm cảm chức năng cao, họ học cách giữ vững mặt nạ bên ngoài và nói, “mọi thứ vẫn ổn.”

Đương nhiên, sự thật rằng cá nhân ấy vẫn đang chống chọi với trầm cảm và có lẽ không biết làm sao để tìm kiếm sự giúp đỡ từ mạng lưới trợ giúp của họ. Thực ra, người này có thể còn không biết họ mắc trầm cảm, bởi vì họ “cảm thấy bản thân không không cảm giác được những gì giống như những bài trầm cảm trên báo đài”

Khi không có ai biết về những khó khăn ẩn giấu của những người mắc trầm cảm chức năng cao, thì chúng ta dường như không thể nào giúp họ tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi một người mắc trầm cảm chức năng cao cảm giác muốn tự tử, dấu hiệu rất khó thấy. Chiếc mặt nạ họ luôn mang qua hàng năng trời có thể bắt đầu hơi nứt một tý, nhưng hãy tự hỏi bản thân: Nếu một người mà bạn biết một khoảng thời gian dài, và theo như những gì bạn hiểu về họ, dấu hiệu họ mắc trầm cảm chỉ mới tuần trước mà thôi khi họ tới chỗ làm trễ hơn mọi ngày, bạn có thể đoán được rằng họ sẵn sàng tự tử hay không?

Hầu hết tất cả chúng ta sẽ bỏ lỡ dấu hiệu đó.

Người mắc trầm cảm chức năng cao như một tảng băng trôi. Chúng ta chỉ có thể thấy mũi nhọn của tảng băng, nhưng còn rất nhiều thứ bên dưới về mặt. Và không mau là, phép so sánh tảng băng trôi này không thực sự hiệu quả, vì đôi lúc chúng ta chẳng thể nhận ra mũi nhọn của tảng băng. Nhiều nhất, chúng ta chỉ có thể thấy được cục đá mà thôi. Người mắc trầm cảm chức năng cao khá giỏi trong việc che dấu nó.

Vậy làm thế nào bạn có thể biết được liệu người bạn quan tâm cần sự giúp đỡ nhiều hơn những gì họ thể hiện bên ngoài. Hãy chú ý đến những đặc điểm sau:

Họ thường là những người chỉ trích bản thân tệ nhất.
Bỗng dưng thay đổi chất lượng công việc hay thái độ (im lặng hơn thường ngày trong buổi họp, hoặc quanh máy nước)
Uống rượu, đặc biệt là lượng rượu gần đây tăng lên đáng kể (rượu có thể khiến triệu chứng trầm cảm và suy nghĩ tự tử tệ hơn.)
Họ cực kỳ chú trọng vào năng suất hoặc lãng phí thời gian (năng suất có thể được sử dụng để tránh cảm giác tê dại, và cảm giác “lãng phí thời gian” dai dẳng có thể phát triển thành suy nghĩ cuộc sống chỉ là lãng phí thời gian và không đáng tiếp tục)
Nếu bạn tìm thấy bản thân trong những mô tả trên hoặc nhận ra người thân hay bạn bè có một vài đặc điểm trên thì điều quan trọng nhất là hãy hiểu rằng trầm cảm có thể trị được và bạn vẫn có thể cảm thấy vui vẻ với cuộc sống lần nữa. Hãy tìm gặp bác sĩ để tìm hiểu phương án điều trị nào thích hợp với bạn.

Lược dịch: Hải Đường Tĩnh Nguyệt
Nguồn: https://www.promises.com/resources/help-family-friends/high-functioning-depression/

Ích lợi của khổ qua với sức khỏe bạn không thể bỏ qua

Không chỉ là món ăn ngon, mát vào mùa hè, mướp đắng còn được coi là vị thuốc đặc trị, cực tốt cho người bệnh tiểu đường

Mướp đắng là loại quả rất phổ biến ở nước ta. Mặc dù sở hữu vị đắng không thể làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng loại thực phẩm này lại giúp kiểm soát lượng đường huyết và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Mọi người có thể sử dụng mướp đắng như thực phẩm chức năng dùng kèm với thuốc trị bệnh. Nhờ công dụng tuyệt vời này, mướp đắng không chỉ là loại quả được tiêu thụ rộng rãi mà còn là một vị thuốc quý.

Tùy thuộc vào sở thích, bạn có thể sử dụng mướp đắng kèm với chanh hoặc táo để dễ tiêu thụ. Một số người còn kết hợp loại quả này với món súp, xào với hành tây và nấu canh. Dưới đây là những tác động tuyệt vời của mướp đắng đối với cơ thể, góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường.

Hạ đường huyết

Tăng đường huyết là vấn đề người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú trọng. Bệnh thận, tổn thương thần kinh, bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh tim là một trong nhiều biến chứng tiểu đường bắt nguồn từ tình trạng này.

Các nghiên cứu đến từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy, chiết xuất từ mướp đắng có thể giảm lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường và kiểm soát khả năng dung nạp glucose. Một lượng lớn các chất dinh dưỡng như proteids, triterpene, ancaloit, steroid, chất béo và phenolic trong loại quả này sở hữu đặc tính giúp ngăn ngừa triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số hợp chất nổi bật:

Hợp chất hoạt hóa sinh học charantin trong loại quả này sở hữu đặc tính hạ đường huyết nhờ khả năng kích thích hấp thụ glucose và tổng hợp chúng thành glycogen trong cơ bắp, tế bào mỡ và gan.

Mướp đắng cũng chứa hợp chất lectin giúp kiểm soát đường huyết và có tác dụng giống insulin. Ngoài ra, chất này còn có đặc tính ức chế cơn thèm ăn.

Polypeptide p là một loại protein trong mướp đắng cũng có tác dụng giống insulin.

Theo một nghiên cứu đến từ Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, tiêu thụ 2mg chiết xuất mướp đắng mỗi ngày sẽ giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Dù không đem lại hiệu quả mạnh mẽ như thuốc metformin chuyên dụng, loại quả có vị đắng này lại giúp kiểm soát lượng đường huyết tự nhiên, an toàn cho sức khỏe.

Giảm kháng insulin

Tình trạng kháng insulin xảy ra khi các cơ, chất béo và tế bào gan trong cơ thể không có khả năng sử dụng insulin để hấp thụ và chuyển hóa glucose từ máu. Hiện tượng này sẽ hạn chế dung nạp đường và gây bệnh tiền tiểu đường. Nếu mọi người không cẩn thận, bệnh sẽ phát triển thành tiểu đường.

Theo các nghiên cứu được tiến hành trên động vật tại Trường Y Osteopathic Rowan, mướp đắng sở hữu một số hợp chất có hoạt tính sinh học giúp ngăn ngừa tình trạng kháng insulin và kiểm soát glucose. Nếu có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường, bạn có thể chủ động bổ sung loại quả này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để góp phần điều trị bệnh.

Kiểm soát chỉ số glycemic và tác động tích cực tới hemoglobin

Xét nghiệm nồng độ hemoglobin A1c giúp người bệnh nhận biết lượng đường huyết trong khoảng 2 – 3 tháng qua. Khi glucose tích tụ trong máu, chúng sẽ liên kết với hemoglobin hiện diện trong các tế bào máu đỏ (RBCs). Tình trạng này sẽ tiếp diễn cho tới khi RBC cuối cùng chết đi (sau 3 tháng).

Edwina Clark, bác sĩ kiêm trưởng khoa dinh dưỡng tại Yummly cho biết, mướp đắng đem lại nhiều tác động tích cực đến nồng độ hemoglobin A1c, từ đó giúp kiểm soát lượng đường huyết. Một nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra, những người mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ chiết xuất mướp đắng dạng viên nén 3 lần mỗi ngày trong 3 tháng đã giảm nồng độ hemoglobin 1Ac đáng kể. Các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng, loại quả này còn có thể kiểm soát chỉ số glycemic.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Ngoài khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, mướp đắng có thể giúp bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch. Hàm lượng folate trong loại quả này giúp chuyển hóa homocysteine, một loại axit amin liên quan tới bệnh tim. Do đó, kiểm soát lượng homocysteine sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim và chống đột quỵ.

Một nghiên cứu trên động vật tại Trung tâm nghiên cứu trực thuộc đại học Pennsylvania’s Perelman, mướp đắng sở hữu đặc tính giúp hạn chế tích trữ chất béo, ngăn ngừa tình trạng máu nhiễm mỡ. Hơn nữa, tiêu thụ nước ép từ loại quả này còn có thể tăng nồng độ cholesterol tốt.

Hỗ trợ hệ miễn dịch và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Mất cân bằng oxy hóa và tình trạng viêm nhiễm mãn tính do bệnh tiểu đường gây nên có thể dẫn tới những tổn thương về thận, mắt, thần kinh và chân. Tiêu thụ mướp đắng sẽ bảo vệ cơ thể bạn khỏi những tác động xấu này. Những hợp chất phenolic như axit gallic, catechin trong mướp đắng sở hữu đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Theo Payal Bhandari, bác sĩ kiêm nhà tư vấn y khoa tại Trung tâm Middleberg Nutrition, loại quả này thường được dùng để hỗ trợ điều trị viêm ruột. Một quả mướp đắng đã nấu chín cung cấp khoảng 45% giá trị dinh dưỡng mỗi ngày.

Giúp giảm cân

Những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát trọng lượng cơ thể. Mướp đắng là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang gặp phải tình trạng này. Christine Masterson, trưởng khoa chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em tại Tổ chức Summit Medical ở New Jersey cho biết, mướp đắng hạn chế tăng cân nhờ khả năng ngăn chặn quá trình tích tụ mô mỡ trong cơ thể.

Tiêu thụ quá nhiều mướp đắng có thể gây nên một số vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, đau bụng. Do đó, mọi người chỉ nên sử dụng tối đa 56gr loại quả này mỗi ngày. Hơn nữa, nếu đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về lượng mướp đắng nên tiêu thụ. Không chú ý tới liều lượng có thể gây phản tác dụng, dẫn tới hạ đường huyết.

(Nguồn: Curejoy)

Những nguy hại về sức khỏe khi ăn tối sau 7 giờ

Thời điểm lý tưởng nhất để ăn tối là từ 6 giờ – 7 giờ. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên ăn tối muộn sau khung giờ này thì nguy cơ cao có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe dưới đây:

Cơ thể mệt mỏi, trì trệ

Việc ăn tối muộn sẽ khiến cơ thể bạn phải hoạt động tiêu hóa liên tục, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng về đêm. Chính điều này là nguyên nhân khiến não bộ và các cơ quan khác không có thời gian hồi phục và tái tạo lại. Đó là lý do vì sao bạn sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, trì trệ vào sáng hôm sau.

Mắc bệnh tiểu đường

Nồng độ insulin trong máu sẽ giảm xuống nếu bạn thường xuyên ăn tối muộn. Nếu lượng insulin không đủ trong cơ thể sẽ làm tăng đường huyết, từ đó là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường cũng có thể khiến huyết áp và cholesterol tăng cao, điều này làm gia tăng nguy cơ đau tim hay những bệnh về tim mạch khác.

Gây hại đường tiêu hóa

Do khoảng cách giữa bữa tối và thời điểm đi ngủ bị rút ngắn khi bạn ăn tối muộn nên thức ăn sẽ chưa kịp tiêu hóa hết lúc bạn nằm xuống, từ đó gây trào ngược axit dạ dày lên thực quản và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu hóa.

Những nguy hại về sức khỏe khi ăn tối sau 7 giờ

Tăng cân, béo phì

Trong khi bữa tối phải là bữa ăn ít nhất trong ngày thì việc bạn kéo dài khoảng thời gian từ bữa trưa đến bữa tối sẽ khiến dạ dày cồn cào, nhanh đói. Và nếu cứ ăn nhiều vào buổi tối, đặc biệt là sau 7 giờ tối thì quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ làm việc chậm lại, thức ăn không tiêu hóa hết sẽ không tạo ra năng lượng mà chuyển hóa thành chất béo, kéo theo nguy cơ tăng cân, béo phì về sau.

Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Ăn tối muộn sẽ dễ gây ra tình trạng ợ nóng và trào ngược axit dạ dày, từ đó khiến cơ thể bứt rứt, khó chịu và thức giấc giữa đêm thường xuyên hơn. Lúc này, bạn cần thay đổi thói quen ăn tối muộn để nhanh chóng trở lại nhịp sống sinh hoạt bình thường và có một giấc ngủ sâu bảo đảm sức khỏe.

Tăng cao nguy cơ đột quỵ

Không chỉ gây ra chứng ợ nóng hay trào ngược axit dạ dày, ăn tối quá muộn còn dẫn đến hiện tượng ngưng thở khi ngủ và tăng cao nguy cơ đột quỵ. Mặt khác, ăn tối muộn còn ảnh hưởng đến huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol của cơ thể. Chính những vấn đề này sẽ làm gia tăng nguy cơ gặp phải tình trạng đột quỵ bất cứ lúc nào.

Có thể bạn quan tâm: Giá lọc máu